9 thực phẩm thơm ngon này có hại cho thận hơn bạn tưởng, nếu ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ suy thận, sỏi thận
Dưới đây là những thực phẩm phổ biến mà chúng ta thường tiêu thụ nhưng lại có thể gây hại cho thận.
Trong khi đó, thận là cơ quan tối quan trọng của cơ thể và cũng rất dễ tổn thương. Chúng đóng vai trò lọc các chất độc và chất lỏng dư thừa trong máu, đồng thời sản sinh hormone giúp xương chắc, máu khỏe mạnh. Khi thận suy yếu, chất độc hại sẽ tích tụ, gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.
Sally Brozek, một chuyên gia dinh dưỡng tại Piedmont (Ý) cảnh báo: "Tổn thương thận thường không thể phục hồi, vì vậy nếu không chăm sóc, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận" . Để tránh điều này, chúng ta cần tránh tiêu thụ những thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho thận như dưới đây.
1. Thực phẩm giàu natri
Quá tải natri là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tạo áp lực lớn lên thận. Hầu hết chúng ta tiêu thụ nhiều hơn mức 2.300mg natri mỗi ngày, thậm chí có người nạp đến 3.300mg natri/ngày. Thực phẩm chế biến, súp đóng hộp, thịt hộp, pizza đông lạnh, khoai tây chiên và các loại sốt trộn salad là những nguồn giàu natri bạn nên hạn chế.
2. Cà chua
Cà chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate và lycopene – chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh thận hoặc có nguy cơ suy giảm chức năng thận, việc tiêu thụ cà chua cần được chú ý. Cà chua chứa oxalate – hợp chất có thể kết hợp với canxi trong cơ thể để tạo thành sỏi thận. Mặc dù hàm lượng oxalate trong cà chua không quá cao, nhưng với những người dễ hình thành sỏi thận do oxalate, tiêu thụ cà chua có thể làm tăng nguy cơ này. Nếu bạn có thận khỏe mạnh, ăn cà chua ở mức độ vừa phải thường không gây hại.
Uống hai hoặc nhiều hơn loại nước ngọt mỗi ngày, bao gồm cả loại ăn kiêng, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Đồ uống có ga và nước tăng lực cũng liên quan đến việc hình thành sỏi thận.
4. Thịt và sản phẩm từ sữa
Chế độ ăn giàu protein động vật từ thịt và sữa có thể gây tổn thương thận, do khó chuyển hóa, tạo gánh nặng cho thận. Bạn nên cân nhắc thay thế bằng các thực phẩm giàu protein từ thực vật.
5. Caffeine
Caffeine có trong cà phê, trà và nước ngọt làm tăng lưu lượng máu, huyết áp, gây áp lực lên thận. Tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi thận.
6. Bánh mì nguyên cám
Bánh mì nguyên cám có hàm lượng phốt pho và kali cao, không tốt cho người mắc bệnh thận mãn tính. Bạn có thể thay thế bằng bánh mì trắng với hàm lượng kali và phốt pho thấp hơn.
Dù bơ là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nó chứa lượng kali cao (trung bình 1 quả bơ chứa 975mg kali), vì thế chúng không phù hợp cho những người có vấn đề về thận. Hãy tiêu thụ bơ với khẩu phần nhỏ nếu bạn muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
8. Chuối
Chuối chứa hàm lượng kali cao, với một quả chuối trung bình có thể cung cấp khoảng 400-450 mg kali. Kali là một khoáng chất cần thiết cho chức năng cơ bắp và thần kinh, nhưng khi thận không hoạt động tốt, chúng không thể loại bỏ kali dư thừa ra khỏi máu. Tích tụ quá nhiều kali trong cơ thể có thể dẫn đến tăng kali máu, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, mệt mỏi, buồn nôn, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn nhịp tim hoặc ngưng tim.
Trái cây sấy khô là dạng cô đặc của trái cây tươi, nên chúng chứa lượng kali cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Kali là khoáng chất quan trọng cho cơ thể, nhưng khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây áp lực lên thận, đặc biệt là ở những người có chức năng thận suy giảm. Một số loại trái cây sấy khô như mơ, nho khô, chà là và mận có hàm lượng kali rất cao.
Theo Bảo Nam