Dòng sự kiện
Hãng bột giặt thành viên của Masan có tuổi đời gần 60 năm mạnh tay trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao "chót vót" sau năm lãi khủng   Có 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi kép thì mất bao lâu để x2 số tiền?   Là công ty 2,6 nghìn tỷ USD nhưng gần 50% doanh thu đến từ chỉ 4 khách hàng duy nhất, Nvidia khiến nhà đầu tư lo lắng   100 tỷ USD - Cái giá Google phải trả vì lợi dụng vị thế độc quyền tăng giá quảng cáo   Mảng thuỷ điện và cao su đang đóng góp hơn 90% doanh thu nhưng sẽ phải bán đi để trả nợ 2.882 tỷ cho Vạn Thịnh Phát, Quốc Cường Gia Lai sẽ còn lại gì?   Chứng kiến quầy thịt trong siêu thị Hà Nội trống trơn trước siêu bão Yagi, Gen Z: Mong mọi người chỉ mua lương thực đủ dùng!   Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành thực hiện mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc   Kỷ luật Hiệu trưởng; khai trừ đảng Kế toán; đề nghị kỷ luật Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND xã   ‘Nuôi’ xe sang ở Việt Nam tốn tiền là chuyện xưa rồi: Các hãng đang chạy đua dịch vụ, bảo dưỡng rẻ hơn xe phổ thông   Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ   Lagoona Bình Châu Resort Village: Đánh thức cảm quan tích cực về đầu tư nghỉ dưỡng   Shopee khởi động 9.9 Ngày Siêu Mua Sắm   
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

WSJ: Lách lỗ hổng trừng phạt, dầu Nga dán mác Made in Italy rồi xuất thuận lợi sang Mỹ

Báo Mỹ cho hay, đã có lỗ hổng trong lệnh trừng phạt nhằm vào dầu Nga của Nhà Trắng.

 

WSJ: Lách lỗ hổng trừng phạt, dầu Nga dán mác Made in Italy rồi xuất thuận lợi sang Mỹ

Con đường dầu Nga xuất khẩu sang Mỹ. Ảnh: WSJ
 

Lệnh trừng phạt của Mỹ xuất hiện kẽ hở

Một đoạn video do Wall Street Journal (WSJ-Mỹ) công bố ngày 1/11 cho thấy, mặc dù chính phủ Mỹ đã đưa ra lệnh cấm vận đối với dầu thô Nga từ đầu tháng 3 năm nay, nhưng đã xuất hiện kẽ hở trong lệnh trừng phạt này.

Công ty dầu mỏ khổng lồ Lukoil (Nga) gần đây đã thông qua một trong những cơ sở lọc dầu của công ty này ở Ý để lọc dầu rồi dán nhãn Made in Italy và xuất khẩu sang Mỹ mà không bị cản trở.

Nhà máy lọc dầu có tên ISAB, nằm ở Sicily, Ý thuộc sở hữu của Lukoil, công ty dầu khí lớn thứ hai của Nga. Nhà máy này cũng là nhà máy lọc dầu lớn thứ hai ở Ý và lớn thứ năm ở châu Âu.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/3 đã ký sắc lệnh hành pháp, thông báo cấm vận đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên của Nga. Đồng thời, chính phủ Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà tài phiệt năng lượng Nga.

Tuy nhiên, Lukoil không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt. WJS cho biết, Lukoil vẫn vận hành các trạm xăng ở Mỹ và tiếp tục phân phối các sản phẩm dầu mỏ đến 11 bang ở nước này.

Lý do đằng sau điều này là có một điều khoản miễn trừ trong lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga: Nếu bất kỳ sản phẩm nào của Nga được chế biến và về cơ bản trở thành sản phẩm do nước ngoài sản xuất, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

WSJ: Lách lỗ hổng trừng phạt, dầu Nga dán mác Made in Italy rồi xuất thuận lợi sang Mỹ - Ảnh 1.

Nhà máy lọc dầu của Lukoil ở châu Âu. Ảnh: Getty

Lukoil đã tận dụng điều khoản này để xuất khẩu dầu thô sang nhà máy lọc dầu ở Sicily, Ý, nơi dầu thô được tinh chế và sản xuất thành các sản phẩm dầu khác nhau, sau đó được dán mác Made in Italy và xuất khẩu cho tập đoàn dầu khí đa quốc gia Mỹ Exxon Mobil hoặc các cơ sở của Lukoil ở Mỹ. Sau đó, các sản phẩm này được phân phối đến các trạm xăng ở Mỹ.

Tuy nhiên, phía Exxon Mobil cho biết, họ hoàn toàn tuân thủ các lệnh trừng phạt và các sản phẩm được đề cập nhập khẩu từ Ý, không phải Nga.

Ý nỗ lực hỗ trợ nhà máy của Lukoil

Theo WSJ, kể từ tháng 3 năm nay, Lukoil đã xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng sản phẩm dầu sang Mỹ, trong đó bao gồm khoảng 2,5 triệu thùng xăng. Lượng xăng này có thể làm đầy thùng xăng của khoảng 7 triệu chiếc ô tô.

WSJ cho biết, những lỗ hổng đó có thể được "vá" bởi hiệu lực của gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga của Liên minh châu Âu. Gói trừng phạt bao gồm hạn chế đối với dầu xuất khẩu qua đường biển của Nga, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 5/12 tới.

Tuy nhiên, biện pháp trừng phạt này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà máy lọc dầu ISAB ở Sicily, đồng thời có thể khiến nhà máy này phải đóng cửa trong vòng vài tuần và hàng nghìn người sẽ mất việc làm.

Vì nhà máy lọc dầu này chiếm 20% công suất lọc dầu của Ý nên chính phủ Ý đang cố gắng tránh đóng cửa nhà máy. Hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Ý đã gửi một "bức thư động viên" cho Lukoil vào ngày 28/10, nói rằng sẽ hỗ trợ tài chính để nhà máy lọc dầu ISAB ở Sicily tiếp tục hoạt động mà không phải nhập dầu Nga.

Tham khảo Wall Street Journal

An An

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết