Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự án một luật sửa 7 luật: Không được xung đột pháp lý

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu dự án 1 luật sửa 7 luật phải đảm bảo tính thống nhất của các điều khoản sửa đổi, không gây ra xung đột pháp lý, không phát sinh vướng mắc, bất cập mới gây khó khăn, bất lợi cho người dân, doanh nghiệp...

Sáng 7/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia (Dự án 1 luật sửa 7 luật).

Dự án 1 luật sửa 7 luật được xây dựng nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập, ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, quản lý thuế và dự trữ quốc gia, qua đó tạo hành lang pháp lý đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đoòng thời thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Dự án 1 luật sửa 7 luật: Không được gây ra xung đột pháp lý

Quang cảnh phiên thảo luận

Dự án luật cũng nhằm lẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát; thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hành chính và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số; xóa bỏ cơ chế xin - cho; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác.

Qua thảo luận tại phiên họp, đa số các ý kiến bày tỏ quan điểm nhất trí về sự cần thiết sửa đổi dự án luật để tháo gỡ các điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và trong việc thi hành pháp luật thời gian qua.

Dự án 1 luật sửa 7 luật: Không được gây ra xung đột pháp lý

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về Luật Ngân sách Nhà nước được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trong thời hạn ngắn, còn trong nhiệm kỳ tới sẽ sửa luật theo hướng tăng cường phân cấp quản lý ngân sách để tăng tính chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương.

Theo ông Phớc, việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công đã được các cơ quan hữu quan nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự thống nhất và tính khả thi trong thực tiễn.

Trong đó, Luật Đầu tư công (sửa đổi) đặt mục tiêu tăng cường tính khoa học và hiệu quả trong quản lý đầu tư công, đồng thời bảo đảm cân đối tài khóa. Việc quy định chặt chẽ kế hoạch đầu tư công trung hạn và tạo cơ chế linh hoạt cho việc bố trí vốn bổ sung sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn và đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự án 1 luật sửa 7 luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cấp thiết cần sửa đổi ngay trong lĩnh vực tài chính, ngân sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, ngân sách Nhà nước và các nguồn lực ngoài Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kế toán, kiểm toán độc lập, quản lý thuế, quản lý thị trường chứng khoán.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, các đại biểu đã tham gia ý kiến về phạm vi sửa đổi luật, việc thông qua dự án luật tại kỳ họp này, sự cần thiết, cấp bách phải sửa đổi một số điều khoản trong dự thảo luật, tính thống nhất của các điều khoản sửa đổi so với các luật khác để đảm bảo tính khả thi của các quy định, không gây ra xung đột pháp lý, không phát sinh vướng mắc, bất cập mới gây khó khăn, bất lợi cho người dân, doanh nghiệp và gây lãng phí, thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...