Dòng sự kiện
Hãng bột giặt thành viên của Masan có tuổi đời gần 60 năm mạnh tay trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao "chót vót" sau năm lãi khủng   Có 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi kép thì mất bao lâu để x2 số tiền?   Là công ty 2,6 nghìn tỷ USD nhưng gần 50% doanh thu đến từ chỉ 4 khách hàng duy nhất, Nvidia khiến nhà đầu tư lo lắng   100 tỷ USD - Cái giá Google phải trả vì lợi dụng vị thế độc quyền tăng giá quảng cáo   Mảng thuỷ điện và cao su đang đóng góp hơn 90% doanh thu nhưng sẽ phải bán đi để trả nợ 2.882 tỷ cho Vạn Thịnh Phát, Quốc Cường Gia Lai sẽ còn lại gì?   Chứng kiến quầy thịt trong siêu thị Hà Nội trống trơn trước siêu bão Yagi, Gen Z: Mong mọi người chỉ mua lương thực đủ dùng!   Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành thực hiện mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc   Kỷ luật Hiệu trưởng; khai trừ đảng Kế toán; đề nghị kỷ luật Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND xã   ‘Nuôi’ xe sang ở Việt Nam tốn tiền là chuyện xưa rồi: Các hãng đang chạy đua dịch vụ, bảo dưỡng rẻ hơn xe phổ thông   Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ   Lagoona Bình Châu Resort Village: Đánh thức cảm quan tích cực về đầu tư nghỉ dưỡng   Shopee khởi động 9.9 Ngày Siêu Mua Sắm   
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao lãi suất cho vay giảm sâu, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Theo giới phân tích, tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm ở mức thấp chủ yếu do các yếu tố khách quan, và nhiều khả năng bứt tốc mạnh trong quý 2 khi nền kinh tế bước qua giai đoạn khó khăn.

Vì sao lãi suất cho vay giảm sâu, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?

Tăng trưởng tín dụng đến tháng 4 ở mức thấp

Theo số liệu mới được Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến ngày 10/4/2024, tổng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt trên 1%, trong khi cùng kỳ năm 2023 tăng gần 2,5%. Đây là mức tăng trưởng thấp dù các ngân hàng đã đẩy mạnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,7-9,9%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,7%/năm thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm).

Các ngân hàng ngoại tại Việt Nam cũng tích cực tham gia giảm lãi suất để thúc đẩy tín dụng. Đơn cử như Ngân hàng UOB Việt Nam hiện triển khai gói cho vay ưu đãi với lãi suất thả nổi cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, lãi suất bình quân trong năm đầu tiên là 4,99%/năm, lãi suất năm 2 là 7,5%/năm và năm 3 trở đi là 7,5%/năm. Tương tự với gói lãi suất vay mua ô tô thả nổi, lãi suất của UOB trong năm đầu tiên là 6%/năm và năm thứ 2 trở đi là 7,9%/năm. Lãi suất trung bình trong thời gian 2 năm là 6,99%/năm.

Giới phân tích cho rằng, tín dụng tăng trưởng chậm trong quý 1 chủ yếu do tính mùa vụ của dịp Tết Nguyên đán. Tiếp đến là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn thấp nên dù các ngân hàng đã đẩy mạnh cắt giảm lãi suất cho vay nhưng nhu cầu vay vốn vẫn chưa cao.

Theo ông Suan Teck Kin – Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho rằng, nhu cầu tín dụng thấp là do nhiều nguyên nhân và có thể phải cần một thời gian để trở lại trạng thái bình thường. Một trong các yếu tố ảnh hưởng là số lượng doanh nghiệp suy giảm trong năm 2023.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2023 (dữ liệu mới nhất có được), số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 60.200, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, có thêm 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể và 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng lần lượt 28,9% và 2,8% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng trong nửa đầu năm 2023, có 16.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đồng thời, sự suy thoái của thị trường bất động sản khiến số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản năm 2023 giảm 7,7%, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực này giảm 45% so với năm 2022.

Tín dụng kỳ vọng bứt tốc mạnh vào quý 2

Theo kết quả khảo sát do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, các tổ chức tín dụng dự báo dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng bình quân 3,8% trong quý 2/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024. (Vụ Dự báo, thống kê - Ngân hàng Nhà nước)

Nhiều đơn vị phân tích cũng dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ bứt tốc từ quý 2 nhờ vào sự hồi phục của tăng trưởng kinh tế khi hoạt động xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn biến tích cực.

Vì sao lãi suất cho vay giảm sâu, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp?- Ảnh 1.

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB. Ảnh: Hồng Thảo (Nhà đầu tư)

Theo ông Suan Teck Kin, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trong quý 1/2024 là 5,66%, kéo dài mức tăng 6,72% so với cùng kỳ trong quý 4/2023 và vượt xa mức tăng 3,41% của quý 1/2023, trở thành quý 1 có kết quả khởi sắc nhất trong giai đoạn 2020 - 2023. Kết quả khả quan này mang đến tín hiệu tích cực sau năm 2023 có nhiều thử thách. Sự phục hồi trong ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định tại Trung Quốc và khu vực, cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trong những tháng sắp tới sẽ hỗ trợ cho triển vọng kinh tế năm 2024.

"Chúng tôi giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng cho Việt Nam ở mức 6% trong năm nay", ông Suan Teck Kin cho biết.

Theo kết quả khảo sát, các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý 2/2024 nhưng vẫn thận trọng khi kỳ vọng cho cả năm 2024. Theo đó, 70,9-72,7% tổ chức tín dụng  kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý 2 và cả năm 2024.

Ánh Dương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết