Gelex chính thức sở hữu cổ phần tại Eximbank
Trong 2 năm qua, Eximbank là ngân hàng đã chứng kiến sự biến động rất lớn về cơ cấu cổ đông khi một loạt những nhà đầu tư lâu năm như Vietcombank, VinaCapital, Thành Công, Âu Lạc và SMBC đã rút lui.
Hai cổ đông cá nhân nắm giữ trên 1% vốn của ngân hàng này bao gồm là bà Lê Thị Minh Loan ( sở hữu 1,03% vốn) và bà Lương Thị Cẩm Tú (sở hữu 1,12% vốn). Trong đó, bà Lương Thị Cẩm Tú hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank còn bà Lê Thị Minh Loan là Cựu Thành viên HĐQT Eximbank.
Như vậy, 5 cổ đông này hiện đang nắm giữ tổng cộng 13,7% vốn của Eximbank.
Theo đó, bà Lê Thị Minh Loan từng là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) và đại diện cho phần vốn góp của Bamboo Capital tại CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Vận tải Tracodi (TCD). Ngoài ra, bà cũng từng là thành viên Ban kiểm soát của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land - thành viên thuộc Bamboo Capital. Bà Loan thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.
Còn về phía CTCP Thắng Phương, công ty này hiện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông là CTCP Xuất khẩu Lao động Tracodi (nắm giữ 18% vốn); bà Huỳnh Thị Hồng Hạnh (nắm giữ 57,4% vốn) và bà Phạm Thị Ngọc Thanh (nắm giữ 24,6% vốn).
Trong số này, Xuất khẩu Lao động Tracodi công ty con thuộc Tracodi - một doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Bamboo Capital. Còn bà Phạm Thị Ngọc Thanh hiện đang là người đại diện theo pháp luật của Đầu tư và Dịch vụ Helios - công ty do ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital làm cổ đông sáng lập.
Cơ cấu cổ đông Eximbank đã biến động khá mạnh trong vòng 2 năm qua khi một loạt nhóm cổ đông đã thoái vốn khỏi ngân hàng này như SMBC (15%), VinaCapital (gần 5% vốn), nhóm cổ đông liên quan đến Thành Công Group, Âu Lạc cũng như Vietcombank.
Tại thời điểm cuối năm 2023, chứng khoán SHS cũng nắm giữ gần 1,1% vốn của Eximbank.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng sẽ phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin của mình và người liên quan gồm: Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này.
Bên cạnh đó, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên cũng phải cung cấp thông tin về số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan tại tổ chức tín dụng đó.
Các cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ phải gửi tổ chức tín dụng bằng văn bản cung cấp thông tin lần đầu và khi có thay đổi các thông tin này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin. Riêng về tỷ lệ sở hữu, cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ chỉ phải công bố thông tin khi có mức thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan từ 01% vốn điều lệ trở lên so với lần cung cấp liền trước.
Luật Các TCTD (sửa đổi) cũng yêu cầu Tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin về họ và tên cá nhân, tên tổ chức là cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân đó và người có liên quan trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin cung cấp.
Cũng tại Luật các TCTD (sửa đổi), khái niệm "người có liên quan" đã được mở rộng đến cả đối tượng là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, các cháu, tức là 5 thế hệ.
Trước đó, dù nắm giữ vốn tại doanh nghiệp hay ngân hàng, cổ đông sẽ chỉ phải công bố thông tin về các giao dịch, sở hữu, người liên quan khi nắm từ 5% vốn doanh nghiệp, ngân hàng trở lên (cổ đông lớn).
Trọng Hiếu