Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từng được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có cả Việt Nam, hãng điện thoại này ngậm ngùi đánh mất 80 triệu người dùng vào tay Apple, Xiaomi

Tụt dốc nhanh chóng sau những hạn chế từ Mỹ, thương hiệu điện thoại của Trung Quốc liệu có biến mất khỏi bản đồ smartphone toàn cầu?

 

Từng được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có cả Việt Nam, hãng điện thoại này ngậm ngùi đánh mất 80 triệu người dùng vào tay Apple, Xiaomi

Trái ngược với những gì nhiều người suy đoán, người kế nhiệm ông Donald Trump là Joe Biden thậm chí còn siết chặt hơn nữa những hạn chế thay vì nới lỏng chúng. Tất cả được thể hiện qua một loạt biện pháp trừng phạt tăng cường đối với hoạt động kinh doanh của Huawei. Các quyết định đưa ra có thể khiến thương hiệu từng thách thức Samsung và Apple trên thị trường smartphone phải rời bỏ mãi mãi.

Theo Chủ tịch Xiaomi, ông Lu Weibing, hãng cùng Apple đã hưởng lợi từ việc Huawei gặp những khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Ông Lu tiết lộ trong 80 triệu người mà Huawei đánh mất, 50 triệu người dùng đã về tay Xiaomi, 20 triệu khách hàng thuộc về Apple và 10 triệu còn lại được thừa hưởng bởi Honor, thương hiệu con cũ của Huawei.

Lượng người dùng mà Huawei đã mất cho thấy hãng đã từng làm mưa làm gió ra sao tại thị trường nội địa. Thị phần mà Huawei để lại đã nhanh chóng được các đối thủ lấp đầy và giúp các hãng Xiaomi, Apple tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.

Từng là doanh nghiệp sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, Huawei đã suy giảm nhanh chóng sau khi chịu nhiều lệnh trừng phạt từ Mỹ. Hãng đã bị cắt quyền truy cập vào bộ dịch vụ Google dành cho hệ điều hành Android và buộc phải ngừng hợp tác với TSMC, đối tác cung cấp chip xử lý chính của Huawei. Nói cách khác, hoạt động smartphone về cơ bản đã bị tê liệt, dẫn đến sự sụp đổ của hãng.

Từng được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có cả Việt Nam, hãng điện thoại này ngậm ngùi đánh mất 80 triệu người dùng vào tay Apple, Xiaomi - Ảnh 1.

Năm 2020, Huawei là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có lẽ hãng điện thoại đến từ Trung Quốc thậm chí còn không nằm trong top 5.

Huawei đang tìm cách vươn lên trong khó khăn, khi các lệnh trừng phạt từ chính quyền cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng lớn đến bộ phận di động, làm trì trệ kế hoạch phát triển mạng 5G.

Bị hạn chế về mảng smartphone, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã hướng tập đoàn sang các lĩnh vực khác như nông nghiệp thông minh, chăm sóc sức khỏe và xe điện. Ông hy vọng Huawei sẽ sánh ngang những tên tuổi lớn trong ngành.

Riêng năm 2021, Huawei đã đầu tư 1 tỷ USD để gây dựng 'đế chế' xe điện và xe tự lái. Tập đoàn công nghệ này còn huy động 5.000 nhân viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Lấn sân sang xe điện, Huawei sẽ phải chịu cạnh tranh lớn từ các hãng như Tesla của Mỹ, Nio và Xpeng từ Trung Quốc. Xiaomi, một trong những hãng smartphone lớn nhất thế giới, cũng công bố kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD cho dự án xe thông minh.

Thương hiệu Trung Quốc công bố dòng xe điện đầu tiên của mình có tên Huawei AITO M5 vào 23/12 năm ngoái chạy hệ điều hành HarmonyOS do hãng phát triển. Ngay sau khi cho phép người dùng khu vực đặt hàng mua xe, họ cũng xác nhận chiếc SUV cỡ trung chạy điện đã đạt trên 6.000 đơn hàng trong 5 ngày.

Giá tham khảo khởi điểm của Huawei AITO M5 tại Trung Quốc là 250.000 NDT, tương đương hơn 900 triệu đồng.

Tham khảo: Gizmochina

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...