Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Món khoái khẩu của nhiều người có thể là "ổ sán" gây tắc mật, xơ gan

Loài ký sinh trùng có thể có trong món ăn khoái khẩu này khi ký sinh lâu dài trong cơ thể, có thể dẫn đến tắc mật, viêm đường mật, xơ gan...

Gỏi cá - tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

VTC News dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngoài rượu bia, "thủ phạm" quá quen mặt với các bệnh gan, nhiều người Việt còn vô tình gây tổn thương cho gan qua các món ăn tưởng như vô hại, điển hình như gỏi, cá sống, ốc tái.

“Các thực phẩm này có thể chứa ấu trùng sán lá gan. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng di chuyển từ dạ dày xuống tá tràng rồi ngược dòng mật để cư trú tại gan, phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh”, bác sĩ Huyền giải thích.

Loại ký sinh trùng này gây tổn thương nghiêm trọng khi ký sinh lâu dài trong cơ thể, có thể dẫn đến tắc mật, viêm đường mật, xơ gan, thậm chí ung thư đường mật, những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Món khoái khẩu của nhiều người có thể là

Món khoái khẩu của nhiều người có thể là "ổ sán" gây tắc mật, xơ gan. Ảnh minh họa

Đáng lo ngại, biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy đầy bụng, chán ăn, đôi khi đau tức vùng hạ sườn phải.

Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể xuất hiện vàng da, thiếu máu, gan to hoặc biến chứng xơ gan.

Nam thanh niên nhiễm ký sinh trùng sau ăn gỏi cá

Cuối tháng 7/2024, Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do thói quen hay ăn gỏi cá sống.

Theo lời kể của bệnh nhân, khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người (nhất là vùng mông), nam bệnh nhân T.Đ.T (22 tuổi, ở Yên Bái) đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da.

Đáng chú ý, dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán ký sinh trùng di chuyển. Anh T. được nhập viện theo dõi với chẩn đoán nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).

Trước đó, anh T. cho biết có ăn gỏi cá, sau khi ăn, có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da khiến vùng gãi gây áp xe mủ.

Món khoái khẩu của nhiều người có thể là

Bệnh nhân thời điểm nhập viện. Ảnh: Tuổi trẻ Thủ đô

Tuổi trẻ Thủ đô dẫn lời bác sĩ Lê Văn Thiệu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Người bệnh có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên. Đặc biệt, vùng da mặt, dưới cánh tay và dưới đùi 2 bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi 2 bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.

Ngay sau đó, bệnh nhân được xử lý và lấy ra bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30cm. Các bác sĩ xác định, bệnh nhân nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).

Bệnh nhân được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.

Theo PV


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...