Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ăn nhiều xúc xích chay, mỳ ăn liền, bánh quy, nước ngọt ... có thể đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng, ăn thực phẩm siêu chế biến có nguồn gốc thực vật tưởng rằng tốt cho sức khỏe, thực ra lại có liên quan đến nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Ăn nhiều xúc xích chay, mỳ ăn liền, bánh quy, nước ngọt ... có thể đột quỵ- Ảnh 1.

Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành nhưng được cho là thực phẩm siêu chế biến, có ảnh hưởng tới tim mạch

Thực phẩm siêu chế biến

Các sản phẩm thịt giả làm từ thực vật như xúc xích chay, protein thực vật... hóa ra lại không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta từng nghĩ. Việc tiêu thụ chúng nhiều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.

Thủ phạm thực sự được cho là thực phẩm siêu chế biến "có nguồn gốc thực vật" nói chung, chứ không phải thực phẩm thay thế thịt nói riêng. Tuy nhiên, thực phẩm có nguồn gốc thực vật bao gồm những thực phẩm mà bạn có thể không ngờ tới — chẳng hạn như bánh quy phủ sô cô la, pizza đông lạnh và nước ngọt... rất không tốt cho sức khỏe.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Lancet Regional Health–Europe và đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng thực phẩm siêu chế biến có nguồn gốc thực vật với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và tử vong cao hơn.

Thực phẩm được mô tả là siêu chế biến khi chúng trải qua quá trình chuyển đổi công nghiệp làm thay đổi đáng kể các thành phần ban đầu. Những thực phẩm này phải trải qua một hành trình chế biến dài trước khi đến được đĩa ăn của bạn như mì ăn liền và bánh quy. Súp lơ xanh hoặc đậu không được coi là siêu chế biến, trong khi ngũ cốc ăn sáng và súp đóng hộp, rượu vang, rượu vodka… là thực phẩm siêu chế biến.

Fernanda Rauber, tác giả chính của nghiên cứu mới này và là nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại Đại học São Paulo ở Brazil, cho biết chế biến thực phẩm có thể thay đổi cơ bản cách thức thực phẩm tương tác với cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách thức kết hợp, chế biến và tiêu thụ thực phẩm trong bữa ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong tác động của chúng đối với sức khỏe.

 

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Trong nghiên cứu, Rauber và các đồng nghiệp đã liên kết những gì mọi người ăn trong một ngày với hồ sơ bệnh viện và tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch của họ. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng dữ liệu từ hơn 100.000 người lớn trong UK BioBank — một cơ sở dữ liệu lớn theo dõi sức khỏe, lối sống và thông tin di truyền của những tình nguyện viên trong độ tuổi từ 40 đến 69 tại Vương quốc Anh

 

Các sản phẩm có mục đích thay thế thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chẳng hạn như xúc xích, gà viên và bánh mì kẹp thịt từ thực vật … có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Các loại thực phẩm siêu chế biến như bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt có đường, khoai tây chiên và tương cà… tưởng rằng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng lại là thực phẩm siêu chế biến, rất không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ càng nhiều thực phẩm siêu chế biến thì khả năng mắc hoặc tử vong vì bệnh tim càng cao.

Nhiều người coi đậu phụ là nguồn protein thực vật lành mạnh, nhưng trong nghiên cứu mới này, nó được phân loại là thực phẩm siêu chế biến.

Một đánh giá gần đây qua nhiều nghiên cứu bao gồm dữ liệu từ tổng số gần 10 triệu người đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có liên quan đến một loạt các rủi ro sức khỏe, bao gồm cả các bệnh tim mạch.

Cảnh báo tới người ăn chay

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người ăn chay và thuần chay tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến hơn so với những người ăn thịt. Ngoài ra, bản thân các loại thịt siêu chế biến, chẳng hạn như xúc xích và salami, có liên quan đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn và đặc biệt là ung thư ruột kết.

Vẫn chưa rõ chính xác thực phẩm siêu chế biến có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe như thế nào. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng muối, đường và chất béo bão hòa cao trong những thực phẩm này là thủ phạm, nhưng các nghiên cứu khác lại cho rằng việc chế biến thực phẩm làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên của chúng và biến chúng thành thứ có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách mà chúng ta vẫn chưa hiểu.

Các chất phụ gia hóa học, chẳng hạn như chất tăng hương vị phổ biến là monosodium glutamate (MSG) và các chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện khi chiên, nướng hoặc lên men thực phẩm siêu chế biến, chẳng hạn như acrolein, cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và sức khỏe.

Theo Live Science
 

Theo Hà Thu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...