Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quận Tây Hồ đề xuất chi 2.000 tỷ đồng cải tạo, nạo vét bùn Hồ Tây

Quận Tây Hồ vừa đề xuất một số dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có nạo vét bùn với kinh phí 2.000 tỷ đồng.

Theo đề xuất của quận, việc xây dựng các bến thủy nội địa trên Hồ Tây cần khoảng 1.600 tỷ đồng; đài phun nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ khoảng 600 tỷ đồng. Tổng kinh phí cho ba hạng mục là 4.200 tỷ đồng.

Do phải cân đối nguồn vốn để duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường Hồ Tây và thực hiện các dự án đầu tư công khác theo phân cấp, quận đề xuất được triển khai các dự án trên bằng nguồn kinh phí hỗn hợp. Cụ thể, quận chủ động cân đối khoảng 1.200 tỷ đồng, thành phố bố trí kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP. Hà Nội trong hai giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030.

Tại kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2016, quận Tây Hồ báo cáo từ năm 2011 quận đã thực hiện 4 dự án nạo vét Hồ Tây với tổng vốn 128 tỷ đồng. 440.000 m3 bùn đã được nạo vét. Tuy nhiên, gói thầu nạo vét ở khu vực đường Thanh Niên hơn 33 tỷ đồng bị tạm dừng để đánh giá lại sau sự cố cá chết hàng loạt.

Theo một đơn vị tư vấn, muốn làm sạch Hồ Tây phải nạo vét khoảng 1,2 triệu khối bùn, nhưng 8 năm qua không có thông tin công khai việc nạo vét sau đó có được tiếp tục hay không.

Quận Tây Hồ đề xuất chi 2.000 tỷ đồng cải tạo, nạo vét bùn Hồ Tây

Quận Tây Hồ vừa đề xuất một số dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có nạo vét bùn với kinh phí 2.000 tỷ đồng.

Tương tự, việc xây dựng đài phun nước ở Hồ Tây là đề án từ năm 2010 dịp Hà Nội tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Địa điểm được nhà đầu tư lựa chọn là khu vực Hồ Tây giáp với đường Thanh Niên. Đài phun nước gồm 3 phần chính: Màn hình chiếu nước có dạng hình quạt dài 60m, rộng 30m; máy hiệu ứng nước vệ tinh gồm 8 máy phun được sắp xếp theo hình chữ S; sân khấu nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, dự án không được triển khai.

Hồ Tây (quận Tây Hồ) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội. Hồ rộng hơn 500ha với chu vi khoảng 15km, là một phần của sông Hồng cũ sau khi chuyển dòng. Nghiên cứu của quận Hồ Tây cho thấy hệ thủy sinh vật Hồ Tây khá đa dạng về thành phần loài, với 72 thực vật nổi, 47 loài tảo bám đáy, 37 loài động vật nổi, 29 loài động vật đáy (thuộc nhóm tôm, cua, trai, ốc, giun...), 12 loài giáp xác, 46 loài cá.

Trước đó, ngày 11/1, tại buổi làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ, nhiều đại biểu góp ý về quy hoạch, quản lý, khai thác Hồ Tây.

Theo Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến, quận đang xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị Hồ Tây và vùng phụ cận, đồng thời nghiên cứu phương án cải thiện chất lượng môi trường nước, cải thiện không gian sinh sống của các loài thủy sản; giám sát chặt chẽ nguồn nước thải xung quanh hồ.

Lãnh đạo quận đề xuất thành phố hỗ trợ kinh phí để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây, trong đó có các hạng mục như nạo vét, cải tạo môi trường; xây dựng bến thủy nội địa trên hồ theo quy hoạch; xây đài phun nước và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh.

Chủ tịch thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị sớm thành lập Ban Quản lý Hồ Tây với đề án phát triển nghiêm túc, bài bản để phát huy giá trị không gian văn hóa hồ về cả tâm linh, môi trường và thương mại. Quận có thể nghiên cứu phương án xây dựng khu phố điển hình như những đề án quận đang thực hiện (mô hình làng nghề giấy Dó; làng nghề hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, hoa sen) để người dân có thể hoán đổi, chia lại không gian sống, tổ chức lại trật tự đô thị.

Cùng quan điểm phải xây dựng đề án cụ thể để khai thác hiệu quả những tiềm năng, giá trị của Hồ Tây và vùng phụ cận, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói cùng với Hoàn Kiếm, Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa.

Ông Dũng đồng ý chủ trương chuyển giao việc quản lý Hồ Tây về cho quận Tây Hồ thay vì 8 sở, ngành cùng quản lý như trước đây. Các sở, ngành chung tay cùng quận Tây Hồ quản lý hồ theo chức năng nhiệm vụ để địa danh này thực sự phát triển, trở thành điểm đến văn hóa du lịch tiêu biểu của Thủ đô.

Trong 6 tháng, quận Tây Hồ cần hoàn thiện đề án, trình thành phố để xem xét, đưa vào triển khai. "Bằng mọi giá phải lưu giữ được Hồ Tây cho đúng nghĩa là báu vật quốc gia, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng, giá trị của hồ", Bí thư Đinh Tiến Dũng chỉ đạo.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết