Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/4: Kiev yêu cầu viện trợ nhiều vũ khí hơn nữa để phản công

Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Mikhail Podoliak nhấn mạnh, Ukraine vẫn cần nhiều vũ khí và trang thiết bị hơn nữa để phản công.

Trước tuyên bố Mỹ và phương Tây đã viện trợ cơ bản nguồn vũ khí, đạn dược cam kết viện trợ để Ukraine tổ chức phản công, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Mikhail Podoliak nhấn mạnh, Ukraine vẫn cần nhiều vũ khí và trang thiết bị cho cuộc phản công được dự đoán từ trước, đặc biệt là các loại đạn hạng nặng.

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/4: Kiev yêu cầu viện trợ nhiều vũ khí hơn nữa để phản công

Dù Mỹ và phương Tây có nguồn lực viện trợ lớn tới đâu đi chăng nữa cho Ukraine, thì điều đó vẫn không đủ khi đối thủ là siêu cường Nga

Ông Mikhail Podoliak đã phản ứng với nhận định của Tư lệnh các lực lượng NATO tại châu Âu, tướng Christopher Cavoli rằng 98% phương tiện chiến đấu Mỹ cam kết đã được vận chuyển cho Ukraine.

Trước đó, phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, tướng Christopher Cavoli cho biết: "Tôi tự tin rằng chúng tôi đã cung cấp các phương tiện họ cần và chúng tôi sẽ tiếp tục việc vận chuyển này để duy trì các chiến dịch của họ diễn ra suôn sẻ".

Tuy nhiên, cố vấn của Tổng thống Ukraine không tán thành với đánh giá trên, đồng thời cho biết Bộ Tổng Tham mưu Ukraine có thể cung cấp số liệu chi tiết và thống kê của ông Cavoli vẫn chưa được cập nhật những con số mới nhất: "Lẽ ra nên có nhiều phương tiện hơn bởi đang xảy ra tình trạng thiếu đạn dược, đặc biệt là pháo hạng nặng. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề này".

Tỷ lệ cung cấp vũ khí hiện nay cho phép quân đội Ukraine có thể đẩy mạnh hoạt động quân sự trên tiền tuyến, nhưng con số này là quá ít trước một cường quốc quân sự như Nga.

Ông Mikhail Podoliak cho biết, cuộc phản công được dự đoán từ lâu của Ukraine đã bắt đầu và khẳng định dư luận không nên coi đó là một sự kiện đơn lẻ mà là số lượng lớn các cuộc giao tranh ở tiền tuyến.

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/4: Kiev yêu cầu viện trợ nhiều vũ khí hơn nữa để phản công

Máy bay tiêm kích đa dụng hạng trung F-16 nếu được viện trợ cho Ukraine có thể trở thành “mồi ngon” cho lực lượng không quân vượt trội của Nga

Trước các yêu cầu của Kiev về việc viện trợ máy bay chiến đấu hiện đại từ Mỹ và phương Tây, cụ thể là máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon. Giới chuyên gia quân sự quốc tế có chung đánh giá, máy bay F-16 khó sống sót nếu hoạt động trên chiến trường Ukraine, nhất là trước các đối thủ vượt trội sức mạnh như Su-30 và Su-35 cùng tên lửa phòng không Nga.

Ukraine đã hối thúc các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nhằm làm giảm ưu thế trên không của Nga. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Kiev nhận được chiến đấu cơ này và triển khai trên chiến trường, chúng sẽ khó tồn tại được lâu.

Chuyên gia Justin Bronk thuộc Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh có trụ sở tại London cho rằng, khác với nhiều dòng máy bay chiến đấu khác, tiêm kích F-16 cần có căn cứ không quân đặc biệt.

F-16 có một lỗ hút khí lớn dưới mũi, có thể hút trực tiếp các vật thể bên dưới mặt đất vì vậy thường đòi hỏi các căn cứ không quân sạch sẽ và được bảo trì tốt. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu của Nga có thể hoạt động trên những sân bay thô sơ hơn. Chuyên gia Bronk cho rằng: "Sẽ phải thực hiện rất nhiều công việc để nâng cấp các đường băng cũ có từ thời Liên Xô của Ukraine, khiến chúng trơn tru và sạch sẽ hơn để chiến đấu cơ F-16 hạn chế nguy cơ bị các vật thể lạ xâm nhập và làm hỏng động cơ".

Ông Bronk lưu ý: "Ukraine cần phải xem xét công việc cải tạo bề mặt và mở rộng các tuyến đường băng. Nhưng quá trình này có thể dễ dàng bị vệ tinh hoặc các thiết bị trinh sát trên mặt đất của Nga phát hiện".

Đến thời điểm hiện tại, Ukraine vẫn duy trì được khả năng phòng không mạnh mẽ, dù bị Nga áp đảo về số lượng máy bay, tên lửa không đối không và vượt trội về công nghệ.

Trong khi đó, Nga vẫn hạn chế sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các căn cứ không quân của Ukraine vì cho rằng lực lượng không quân của Kiev không gây ra mối đe dọa lớn cho họ. Nhưng điều này có thể thay đổi nếu các máy bay chiến đấu hiện đại do phương Tây sản xuất bắt đầu hoạt động tại các sân bay của Ukraine.

"Tất cả căn cứ không quân của Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Nga", ông Bronk nhấn mạnh, đồng thời lưu ý, mặc dù kho dự trữ tên lửa của Nga đang bị thu hẹp, nhưng nước này vẫn có thể tấn công một số mục tiêu hạn chế để vô hiệu hóa bất cứ phi đội F-16 nào của Ukraine.

"Dù gặp khó khăn do thiếu tên lửa song Nga vẫn có thể không kích các mục tiêu họ muốn. Họ chỉ cần tấn công một hoặc hai căn cứ theo tiêu chuẩn dành cho chiến đấu cơ F-16 là cũng đủ để khiến phi đội của Ukraine tê liệt, trong bối cảnh Kiev bị hạn chế đáng kể về số lượng máy bay chiến đấu", chuyên gia Bronk nhận định.

Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Ukraine hối thúc phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu để thay thế các phi đội Mig-29 và Su-27 già cỗi của nước này. Mỹ và châu Âu đã chuyển giao một số lượng lớn phương tiện và vũ khí, gồm xe tăng, xe bọc thép chở quân, đạn pháo, tên lửa dẫn đường cho Ukraine nhưng vẫn ngần ngại cung cấp máy bay chiến đấu do lo ngại xung đột leo thang và các phi công Ukraine khó vận hành máy bay chiến đấu kiểu phương Tây.

Một số thành viên NATO như Ba Lan và Slovakia đã đồng ý cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, nhưng họ lại chuyển giao các chiến đấu cơ Mig-29 cũ - loại mà các phi công và nhân viên kỹ thuật của Ukraine quen sử dụng, nhưng chúng không có nhiều khả năng vượt trội so với những chiếc Mig-29 mà Ukraine đang có.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết