Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các ông lớn ngành bán lẻ Hong Kong điêu đứng vì xu hướng "qua đại lục tiêu tiền"

Những thương hiệu bán lẻ lớn ở Hong Kong đang gặp khó khăn khi người dân địa phương thực hiện hàng triệu chuyến đi đến Trung Quốc đại lục để ăn uống và mua sắm.

Tập đoàn Hutchison đã báo cáo mức lợi nhuận giảm mạnh nhất kể từ năm 2015, đang đánh giá lại các dịch vụ dành cho khách hàng vì các cửa hàng bán lẻ của họ ở Hong Kong đang phải chịu áp lực từ xu hướng "qua đại lục tiêu tiền" của người dân địa phương.

Theo ông Dominic Lai, phó giám đốc điều hành của Hutchison, tập đoàn hiện đang bổ sung thêm các sản phẩm liên quan đến sức khỏe vào các cửa hàng trong các khu vực tập trung nhiều khách du lịch để thu hút người mua sắm Trung Quốc đại lục.

Ông cho biết thêm, tập đoàn cũng đang tìm cách đa dạng hoá sản phẩm cho các siêu thị của mình từ các nguồn khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc đại lục.

Ông Lai nói: “Chắc chắn, việc nhiều người dân qua các thành phố lân cận ở phía bắc để mua sắm đã ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của họ ở Hong Kong. Hoạt động bán lẻ của tập đoàn chúng tôi ở Hong Kong cũng cảm thấy áp lực đó".

Mặc dù vậy, mảng bán lẻ của Hutchison vẫn báo cáo mức tăng 13% về thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ trong năm ngoái, chủ yếu nhờ vào thành tích khả quan ở châu Âu và các khu vực khác ở châu Á, theo giám đốc điều hành tập đoàn Victor Li.

Ông nói rằng phần lớn hoạt động trong các thị trường đó đã vượt quá mức trước đại dịch và dự kiến sẽ tiếp tục mang lại kết quả vững chắc trong năm nay, trong khi Trung Quốc đại lục và Hong Kong được kỳ vọng sẽ cải thiện việc tối ưu hóa mạng lưới và các sáng kiến khác.

Các ông lớn ngành bán lẻ Hong Kong điêu đứng vì xu hướng 'qua đại lục tiêu tiền'- Ảnh 1.

Dòng người chen chúc tại ga Tây Cửu Long ở Hong Kong để bắt tàu cao tốc qua Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Sohu)

Hutchison không phải là tập đoàn duy nhất gặp khó khăn ở Hong Kong. Nhiều tập đoàn khác ở xứ Cảng Thơm - bao gồm Jardine Matheson và Henderson Land Development - cũng đang chứng kiến doanh số bán lẻ sụt giảm và các cửa hàng địa phương của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng dịch chuyển kỷ lục sang đại lục để tận hưởng hàng loạt các lựa chọn giải trí và ăn uống phong phú với giá cả thấp.

Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển ồ ạt của người nước ngoài và chuyên gia địa phương sau các cuộc biểu tình năm 2019 và những năm thực hiện các chính sách kiểm soát COVID-19 nghiêm ngặt, đã khiến thành phố này gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế là một trung tâm tài chính quốc tế.

Henderson, công ty có thu nhập ròng cơ bản thấp hơn dự đoán của các nhà phân tích, đã chứng kiến lợi nhuận từ các cửa hàng bách hóa và siêu thị của mình trong năm 2023 giảm tới 42% so với năm trước.

Theo một tuyên bố của công ty, phân khúc này, chiếm khoảng 6% doanh thu của tập đoàn, đang phải vật lộn với việc giảm nhu cầu của khách hàng đối với thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày sau COVID-19, cũng như việc gia tăng du lịch nước ngoài và mua sắm xuyên biên giới.

Jardine, công ty con của tập đoàn DFI Retail điều hành chuỗi siêu thị lớn nhất Hong Kong là Wellcome cùng chuỗi trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Mannings, đã chứng kiến lợi nhuận cơ bản giảm một nửa vào năm ngoái.

“Tần suất đi lại ngày càng tăng của người dân Hong Kong vào các thành phố lân cận ở đại lục hiện đang ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu trên thành phố đảo, đặc biệt là vào cuối tuần”, DFI cho biết trong báo cáo thu nhập đầu tháng này.

Giám đốc điều hành của DFI tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng công ty có kế hoạch cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và các mặt hàng khác với giá cả cạnh tranh hơn để thu hút khách hàng quay trở lại.

Sự dịch chuyển của người tiêu dùng sang đại lục cũng đang ảnh hưởng đến các nhà hàng ăn uống. Tập đoàn Jardine cho biết, Jardine Restaurants, công ty con điều hành Pizza Hut và KFC ở Hong Kong, đã báo lỗ vào năm 2023 so với mức lợi nhuận tương đối của năm trước đó.

Thậm chí, tập đoàn nhà nước China Resources đã đóng cửa một nửa cửa hàng trong chuỗi siêu thị U Select ở Hong Kong do sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thành phố lân cận ở đại lục, bao gồm thành phố Thâm Quyến.

Dah Chong Hong, nhà phân phối thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất Hong Kong, trong tháng 3 tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa 28 cửa hàng bán lẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...