Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó

Áp lực từ các khoản nợ lên đến 300% GDP, tình trạng dư thừa nhà ở và công suất sản xuất ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cả nền kinh tế trong và ngoài nước.

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó

Thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc dường như đã đi qua khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang chật vật giải quyết đợt vỡ tung của bong bóng bất động sản. Hiện tại, mục tiêu vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của nước này có thể mất nhiều thập kỷ hơn so với dự kiến.

Nền kinh tế Trung Quốc đang phải chịu áp lực lớn từ tình trạng dư thừa: Hàng triệu toà nhà chung cư bỏ trống hoặc chưa hoàn thiện, hàng nghìn tỷ USD nợ đang tạo căng thẳng cho chính quyền địa phương và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vọt cũng thúc đẩy xuất khẩu, gây ra sức ép cho thương mại trên toàn thế giới.

Song, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn sở hữu những thế mạnh. Nước này thống trị ngành sản xuất toàn cầu và nắm giữ vị thế dẫn đầu trong các công nghệ mới, như xe điện và năng lượng tái tạo. Các nhà hoạch định chính sách đã thể hiện khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng trước đây và đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp kích thích mạnh mới để hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, tình trạng dư thừa đang là mối lo cho nền kinh tế Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đối mặt với nhiều rủi ro khi khả năng một cuộc chiến thương mại mới sắp xảy ra.

Tài sản hộ gia đình sụt giảm mạnh

Theo ước tính của Barclays, sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc kể từ năm 2021 đã khiến các hộ gia đình nước này mất khoảng 18 nghìn tỷ USD. Theo đó, tài sản của mỗi hộ gia đình Trung Quốc sụt giảm khoảng 60.000 USD.

Con số này cao hơn nhiều so với số tiền mà người Mỹ mất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009. Tính theo giá trị hiện tại của đồng USD, các hộ gia đình Mỹ mất khoảng 17 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian đó.

Giá trị tài sản bị mất do lĩnh vực bất động sản suy thoái lớn hơn giá trị của toàn bộ cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc và gần bằng toàn bộ sản lượng kinh tế của nước này trong 1 năm.

Cùng những khó khăn từ thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng Trung Quốc đến nay vẫn chưa mạnh tay chi tiêu.

Tham vọng vượt Mỹ bị trì hoãn

Nhờ sự tăng trưởng thần tốc trong nhiều năm, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào năm 2019, một số nhà dự báo ước tính GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2030.

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó- Ảnh 1.

Còn hiện tại, Mỹ đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và Trung Quốc đang gặp khó khăn với đà tăng trưởng chậm chạp. Do đó, không còn nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp Mỹ trước thời điểm giữa thế kỷ này.

“Quả bom hẹn giờ”

Ngoài vấn đề tăng trưởng, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những trở ngại về nhân khẩu học, khiến việc hồi phục sức mạnh của nền kinh tế trở nên khó khăn hơn. Dân số trong độ tuổi lao động của nước này đang giảm dần, thay đổi hoàn toàn lợi tức về dân số vốn thúc đẩy sự thăng hoa của nền kinh tế.

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó- Ảnh 2.

 

 
 

Sự dư thừa ở khắp mọi nơi

Trong nhiều thập kỷ, đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi những khoản đầu tư lớn. Ban đầu, Bắc Kinh xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại và thúc đẩy sự mở rộng của động lực sản xuất và các thành phố lớn.

Tuy nhiên, việc duy trì chiến lược này kéo dài nhiều năm khiến chính quyền các địa phương đang phải chịu những khoản nợ khổng lồ, những căn hộ không cần thiết và tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Nợ

Các khoản vay của chính phủ, hộ gia đình, doanh nghiệp Trung Quốc đang chiếm đến 300% GDP. Những khoản nợ “ẩn” hiện là vấn đề nan giải đối với Bắc Kinh.

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó- Ảnh 3.

 

Dựa theo một số biện pháp tính toán, WSJ cho biết quy mô của những khoản nợ đó và gánh nặng trả nợ ở Trung Quốc căng thẳng hơn nhiều so với ở Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính hoặc ở châu Âu trong thời kỳ khủng hoảng nợ cách đây 1 thập kỷ.

Bất động sản

Quả bong bóng bất động sản của Trung Quốc được “thổi phồng” lớn chưa từng có và đã nổ tung. Hoạt động xây dựng và bán nhà mới trở nên cực kỳ ảm đạm kể từ khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát sát sao vào năm 2020.

Bắc Kinh đã nỗ lực ổn định thị trường trong khi vẫn đưa ra các biện pháp nới lỏng với quy định hạn chế mua, cung cấp các khoản nợ ưu đãi cho những người thực sự có nhu cầu.

Buồn của nền kinh tế muốn lật đổ ngôi vương của Mỹ: Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khó- Ảnh 4.

Theo ước tính mới nhất vào tháng 11, Trung Quốc vẫn có 80 triệu căn hộ bị bỏ trống, tương đương với 1 nửa tổng số nhà ở của toàn bộ nước Mỹ.

Dư thừa công suất

Để ứng phó với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và trở thành cường quốc công nghệ, Trung Quốc đã đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất. Kết quả là, công suất công nghiệp tăng đột biến và giá cả giảm trong 2 năm đối với các nhà sản xuất Trung Quốc.

Do đó, các nhà bán phải tìm khách nước ngoài vì không thể bán trong nước. Điều này đang tạo ra sự cạnh tranh thương mại giữa Trung Quốc với phương Tây và các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ.

Tham khảo WSJ

An Chi


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...