Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp số thúc đẩy tăng trưởng cho vay cá nhân

Thị trường cho vay cá nhân đang là mảnh đất màu mỡ với các tổ chức tài chính. Nhưng nhờ tận dụng công nghệ số, thị phần đang dần nằm trong tay các công ty tài chính công nghệ (Fintech), vô hình trung đã “đẩy” các tổ chức tài chính phải cạnh tranh “khốc liệt” để tồn tại và phát triển.

Giải pháp số thúc đẩy tăng trưởng cho vay cá nhân

Tiềm năng

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 16 công ty tài chính hoạt động, với tổng vốn điều lệ khoảng 22.000 tỷ đồng, hỗ trợ khoảng 30 triệu người tiếp cận vốn vay với dư nợ bình quân khoảng 35-50 triệu đồng.

Tính đến đến tháng 12/2022, dư nợ cho vay của các công ty tài tính chính đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,87% so với tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%.

Chiếm khoảng 27,17% GDP , dư nợ vay tiêu dùng của Việt Nam hiện đang là thấp so với các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Malaysia…có tỷ lệ trung bình từ 60-70% GDP.

Do đó, cho vay cá nhân hiện đang là thị trường tiềm năng đối với các tổ chức tài chính. Ước tính hiện nay khoảng 60% dân số có nhu cầu tài chính tiêu dùng nhưng mới chỉ có 20% trong số đó được tiếp cận với các loại hình tài chính tiêu dùng.

Khảo sát của công ty Deloitte năm 2021 cho thấy, có tới 89% người tiêu dùng Việt Nam thích thanh toán qua các giải pháp kỹ thuật số hơn tiền mặt. Đó là lợi thế nhưng nếu các tổ chức tài chính không thay đổi mô hình kinh doanh, tận dụng môi trường kinh tế số và công nghệ mới, sẽ không thể giành thị phần với các fintech.

Giải pháp số thúc đẩy tăng trưởng cho vay cá nhân - Ảnh 1.

Phạm Quang Minh – Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam

Cạnh tranh

Việc các fintech gia tăng trên thị trường và tung ra các sản phẩm mới như “mua trước trả sau", “ứng lương", “cho vay ngang hàng", “chuỗi cung ứng tài chính", “cho vay/chiết khấu hoá đơn",... với mức phí hoặc lãi suất cạnh tranh, truy cập trực tuyến dễ dàng với các điều khoản linh hoạt đang phá vỡ mô hình truyền thống trong lĩnh vực cho vay cá nhân.

Khách hàng giờ đây được cải thiện trải nghiệm khi dễ dàng tiếp cận các khoản vay cá nhân thường dùng vào mục đích tiêu dùng, cải tạo nhà, và phát hành thẻ tín dụng, ... được các fintech cung cấp các ứng dụng trực tuyến nhanh chóng và thuận tiện. Tất cả được dựa trên các thuật toán nên các thủ tục phê duyệt giấy tờ và giải ngân khoản vay nhanh hơn nhiều so với ngân hàng truyền thống.

Nắm bắt tiềm năng của năng của thị trường cho vay cá nhân, các fintech đã tận dụng công nghệ đám mây hiện đại để cung cấp các dịch vụ cho vay, thúc đẩy các ngân hàng truyền thống cần áp dụng công nghệ số mới, điều này đóng một vai trò quan trọng trong nhiều năm tới.

Công nghệ đám mây cho phép fintech lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, hợp lý hóa các quy trình đồng thời giảm chi phí. Với giao diện lập trình ứng dụng (API) có thể liên kết các máy chủ, ứng dụng và hệ sinh thái hiện có. Đánh giá hạn mức tín dụng được bên thứ 3 cung cấp sẽ tối ưu, đơn giản hóa hơn quy trình phê duyệt khoản vay.

T hay đổi

Tận dụng phân tích dữ liệu lớn để hiểu rõ hơn về khách hàng, chẳng hạn như mô hình chi tiêu của khách hàng, lịch sử trả nợ, hành vi tương tác và mức độ tín nhiệm sẵn sàng trả nợ để phát triển các sản phẩm cho vay được cá nhân hóa đáp ứng nhu cầu riêng đang được nhiều ngân hàng áp dụng. Sử dụng các thuật toán dự đoán và học máy đưa ra các giải pháp cho vay cũng được các ngân hàng thiết kế riêng phù hợp với yêu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.

Tuy nhiên, việc bị hạn chế cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số đã dẫn đến trải nghiệm ngân hàng chậm và gây ra những bất tiện cho khách hàng. Do ngân hàng chỉ tập trung vào việc số hoá hành trình khách hàng, công nghệ ngân hàng lõi truyền thống đang được nhiều ngân hàng sử dụng có tốc độ chậm, phức tạp, đòi hỏi thời gian và nguồn lực đáng kể để duy trì và nâng cấp, chưa phát huy hiệu quả theo cấp số nhân được kết hợp giữa đổi mới sáng tạo về quy trình và sản phẩm.

Theo công ty tư vấn McKinsey, công nghệ giúp ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng nhanh chóng, khách hàng được giải ngân nhanh hơn 80% so với quy trình truyền thống. Chi phí cho một khoản vay cũng thấp hơn do thời gian dành cho việc ra quyết định giảm từ 30 - 50%. Rủi ro được giảm thiểu do dữ liệu số giúp ngân hàng đánh giá được toàn diện hơn, tất cả các yếu tố này giúp quy trình cho vay số của ngân hàng thành công, lợi nhuận tăng cao hơn trong tương lai.

Chuyển đổi mô hình tín dụng số phải được bắt đầu từ các mô hình kinh doanh mới, tiến tới thiết kế các định vị tín dụng số và các quy trình tín dụng số cho cá nhân, đồng thời giảm rủi ro tín dụng và mở rộng số lượng khách hàng tiềm năng. Một số bước ngân hàng có thể tham khảo để áp dụng công nghệ số:

Hoàn thành bản tự đánh giá : Đánh giá toàn bộ nhu cầu tín dụng và hành trình của khách hàng, tìm ra các điểm vướng mắc và loại bỏ các bước để cải thiện quy trình cho vay. Các câu hỏi cần trả lời như thời gian hiện tại để hoàn thành đơn đăng ký, đánh giá giá trị tín dụng, phê duyệt khoản vay và giải ngân là bao lâu? Làm thế nào để tìm thấy khách hàng tiềm năng và mở rộng danh mục tín dụng

Nắm bắt quá trình cải tiến và tự động hóa: Đánh giá điểm bắt đầu bằng cách xếp hạng các ưu tiên dựa trên tác động đến khách hàng, tác động đến tổ chức và mức độ phức tạp của giải pháp. Chỉ định một 'đầu mối' cấp cao để lãnh đạo toàn bộ quá trình theo cùng một hướng, và không giữ các quy trình cũ có tác động tiêu cực đến mục tiêu chuyển đổi.

Hợp tác với bên thứ ba: Xem xét các nhà cung cấp giải pháp bên thứ ba và các công ty fintech có thể giúp chuyển đổi theo mong muốn một cách nhanh nhất. Nhiều đối tác tiềm năng này cung cấp các quy trình và sản phẩm đổi mới có thể làm nền tảng cho việc chuyển đổi trong tương lai.

Sử dụng phương pháp linh hoạt: Thiết lập các tham số của sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP), xác định kiến trúc công nghệ mục tiêu cần thiết cho giải pháp và làm việc trên các chức năng (kinh doanh, rủi ro, công nghệ và vận hành) trên các thành phần thay đổi, tuân theo thời gian biểu được xác định rõ.

Tập trung vào cải tiến liên tục và không ngừng: Hiểu trạng thái chuyển đổi cho vay kỹ thuật số mong muốn trong tương lai, và sử dụng mục tiêu này như một yếu tố thúc đẩy. Đặt khách hàng làm trung tâm của quy trình và tập trung vào tốc độ, sự đơn giản. Kỳ vọng của khách hàng tiếp tục tăng cao hơn khi các dịch vụ mới được cung cấp.

Các ngân hàng cần nhanh chóng đón nhận xu hướng chuyển đổi số để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch từ đó mở ra những cơ hội lợi nhuận mới và cạnh tranh hiệu quả hơn trong một thế giới không ngừng thay đổi.

Phạm Quang Minh – Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam

Nhịp sống thị trường


Tác giả: Phạm Quang Minh – Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...