Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PMI tháng 12 của Việt Nam cao thấp ra sao so với các nước ASEAN?

Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng, mặc dù các công ty sản xuất trong khu vực ASEAN báo cáo có sự cải thiện về các điều kiện hoạt động, kết quả chỉ số cho thấy động lực tăng trong tháng cuối năm không còn.

 

PMI tháng 12 của Việt Nam cao thấp ra sao so với các nước ASEAN?

Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) mới nhất của S&P Global chỉ ra rằng, tăng trưởng trong ngành sản xuất ASEAN tiếp tục chậm lại trong tháng 12, khi sản lượng chỉ tăng nhẹ và số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhanh hơn. Đồng thời, tốc độ giảm việc làm cũng nhanh hơn trong khoảng thời gian này.

Báo cáo cho biết, tốc độ tăng của cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều giảm trong tháng 12 cho thấy áp lực lạm phát tiếp tục có dấu hiệu giảm bớt.

Theo đó, Chỉ số PMI toàn phần giảm tháng thứ ba liên tiếp, từ mức 50,7 điểm của tháng 11 xuống còn 50,3 điểm trong tháng 12. Mặc dù các công ty sản xuất trong khu vực ASEAN báo cáo có sự cải thiện về các điều kiện hoạt động, kết quả chỉ số cho thấy động lực tăng trong tháng cuối năm không còn.

PMI tháng 12 của Việt Nam cao thấp ra sao so với các nước ASEAN? - Ảnh 1.

Trong số 7 quốc gia ASEAN, chỉ có 3 nơi ghi nhận chỉ số PMI tháng 12 có sự cải thiện so với tháng trước. Cụ thể, PMI tháng 12 của Philippines đạt 53,1, Thái lan là 52,5 và Indonesia đạt 50,9. Đáng chú ý, các nhà sản xuất Phillipines dẫn đầu về tăng trưởng trong khu vực ASEAN lần đầu tiên trong 34 tháng.

Ở chiều ngược lại, trong số những quốc gia có điều kiện sản xuất suy giảm, Singapore được ghi nhận có mức suy giảm nhẹ nhất. Tuy nhiên, mức giảm chỉ số PMI của Singapore lần này là mức giảm lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử chỉ số PMI, đánh dấu tháng suy giảm đầu tiên trong 16 tháng trở lại đây.

Không chỉ Singapore, sức khỏe ngành sản xuất Malaysia cũng kém đi trong tháng 12, từ đó kéo dài thời kỳ suy giảm lên bốn tháng. Theo đó, PMI của quốc gia này trong tháng 12 đạt 47,8, tốc độ giảm là nhanh nhất trong 16 tháng.

Còn đối với Việt Nam, với kết quả 46,4, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 12 cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm tháng thứ hai liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm nhanh hơn so với tháng 11.

Mức suy giảm mạnh nhất được ghi nhận ở Myanmar (42,1). Kết quả kỳ này đánh dấu tháng thứ tám chỉ số PMI nằm dưới ngưỡng trung tính 50 điểm. Hơn nữa, tốc độ suy giảm đã gia tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức nhanh nhất kể từ tháng 9/2021.

S&P Global đánh giá, kết quả hoạt động tương đối yếu kém của ngành sản xuất ASEAN một phần do nhu cầu khách hàng giảm. Số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy đã giảm tháng thứ hai liên tiếp và tốc độ giảm nhanh hơn tháng 11.

Số lượng đơn đặt hàng giảm đã được phản ánh bằng việc số lượng nhân công giảm liên tiếp. Hơn nữa, tốc độ giảm việc làm đã tăng lên so với tháng 11, mặc dù về tổng thể mức giảm vẫn tương đối nhẹ. Với những công ty giải quyết tốt khối lượng công việc, lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ ba liên tiếp, và tốc độ giảm là mạnh nhất kể từ tháng 9/2020.

Tình trạng suy giảm trong khu vực đã tác động lên lượng hàng tồn kho trong tháng 12. Về tình hình hàng tồn kho, tồn kho hàng mua đã giảm tháng thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm cũng chỉ tăng nhẹ và đây là lần tăng thứ hai liên tiếp.

Theo S&P Global, cũng có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu kém đã giúp giảm áp lực giá cả. Dữ liệu mới nhất cho thấy tốc độ tăng chi phí đầu vào của các nhà sản xuất hàng hóa tiếp tục chậm lại vào cuối năm 2022. Mức tăng chi phí hoạt động mới nhất mặc dù là đáng kể nhưng vẫn là nhẹ nhất trong hai năm. Tương tự như vậy, tốc độ tăng giá đầu ra đã chậm lại thành mức thấp của 11 tháng, nhưng về tổng thể đây vẫn là mức tăng mạnh.

Trong tháng 12/2022, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn xảy ra ở khu vực ASEAN. Cụ thể, những khó khăn trong việc tìm nguồn

nguyên vật liệu và tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển đã khiến thời gian giao hàng trung bình bị kéo dài tháng thứ 35 liên tiếp. Trong khi tốc độ suy giảm năng lực người bán hàng đã nhanh hơn một chút so với tháng 11, tốc độ này nhìn chung vẫn thấp và nằm trong số các tốc độ yếu nhất được ghi nhận kể từ khi thời kỳ suy giảm bắt đầu.

Cuối cùng, trong khi các nhà sản xuất ở khu vực ASEAN vẫn tin tưởng vào triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới, mức độ lạc quan đã giảm tháng thứ hai liên tiếp thành mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Theo các số liệu thống kê, điều kiện kinh tế thế giới ảm đạm đã khiến một số công ty có quan điểm thận trọng hơn về triển vọng năm 2023.

Bình luận về dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN, Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết, dữ liệu chỉ số PMI mới nhất cho thấy tăng trưởng ở khu vực ASEAN đã giảm động lực.

"Tăng trưởng chậm lại một phần do nhu cầu khách hàng trong khu vực ngày càng yếu đi, từ đó dẫn đến giảm số lượng đơn đặt hàng mới tháng thứ hai liên tiếp. Việc làm cũng đã giảm sang tháng thứ hai khi các công ty giảm nhân viên do yêu cầu sản xuất kinh doanh giảm", vị chuyên gia cho hay.

Nhu cầu giảm đã kéo tăng trưởng chậm lại đã tác động lên giá cả, cùng với chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trong khu vực tiếp tục thắt chặt đã giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Tuy nhiên, giá cả vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khu vực.

Cuối cùng, kỳ vọng sản lượng cho năm tới đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm. Môi trường kinh tế thế giới yếu kém hơn là mối quan tâm chính, cùng với yếu tố lạm phát và tình trạng giảm chi tiêu của khách hàng”, Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nhận định.

Giang Anh

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...