Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đầu tư hơn 23.300 tỷ đồng phát triển cảng biển Đà Nẵng đến 2030

Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt với mục tiêu đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 23 - 29 triệu tấn.

Tính đến cuối năm 2024, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng đạt 13,88 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại cảng Tiên Sa
Tính đến cuối năm 2024, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng đạt 13,88 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại cảng Tiên Sa (Nguồn als.com)

Ngày 3/4, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng thông tin, Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định số 320/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy hoạch hệ thống cảng biển trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2030, gồm có các khu bến: Tiên Sa, Liên Chiểu, Thọ Quang, Mỹ Khê, bến cảng biển huyện đảo Hoàng Sa và các khu bến neo đậu, khu bến chuyển tải, khu bến tránh, trú bão...

Cùng với đó, đầu tư từ 12 - 15 bến cảng với tổng số 20 - 23 cầu cảng có tổng chiều dài từ 4.220 - 5.745m, đáp ứng từ 23 - 29 triệu tấn hàng hóa thông qua và tiếp nhận từ 532.300 - 597.000 lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5 - 5,5%/năm.

Giai đoạn đến năm 2030 cũng sẽ hoàn thành đầu tư khu bến Liên Chiểu có quy mô định hướng phát triển tổng thể 22 bến cảng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa.

Cụ thể gồm 8 bến cảng lỏng/khí, 8 bến cảng container, 6 bến cảng tổng hợp, hàng rời, phát triển hàng container theo kỳ quy hoạch khi có nhu cầu.

Sau năm 2030 sẽ từng bước chuyển đổi công năng khu bến Tiên Sa thành bến cảng du lịch phù hợp với tiến trình đầu tư, khai thác khu bến Liên Chiểu.

Đà Nẵng sẽ lập Khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu (Ảnh Đ.Minh)
Đà Nẵng sẽ lập Khu thương mại tự do gắn với cảng Liên Chiểu (Ảnh Đ.Minh)

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 167 ha, chưa bao gồm các khu vực phát triển các khu công nghiệp, logistics... gắn với cảng.

Báo cáo thống kê của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2024, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng đạt 13,88 triệu tấn, tập trung chủ yếu tại cảng Tiên Sa.

Trong giai đoạn 2020 - 2024, tốc độ tăng trưởng bình quân về hàng hóa đạt 5,9%, trong khi tăng trưởng về hành khách đạt 14,88%.

Về hạ tầng hàng hải, đến hết năm 2024, cảng biển Đà Nẵng có 18 cầu cảng với tổng chiều dài 2.800,3 m, vượt 20% về số cầu cảng và 24,9% về chiều dài so với quy hoạch đến năm 2020 (15 cầu cảng với tổng chiều dài 2.242 m).

Tuy nhiên, đến nay khối lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đã vượt các kịch bản trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (nhóm cảng biển số 3) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030 các cảng ở Đà Nẵng đáp ứng được 23 - 29 triệu tấn hàng hóa thông qua, và năng lục tiếp nhận từ 532.000 - 597.000 lượt hành khách, Cục Hàng hải và Đường thủy cho rằng khu vực cảng biển Đà Nẵng cần được đầu tư khoảng 31.510 tỷ đồng, bao gồm: Hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 8.240 tỷ đồng và bến cảng khoảng 23.270 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Do đó, Bộ Xây dựng sẽ có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng bến cảng, nhất là các bến cảng phục vụ chung tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư bến cảng, quỹ đất, mặt nước; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp cảng thực hiện trong quá trình đầu tư, xây dựng, đặc biệt là tiến độ trong công tác giải phóng mặt bằng.

 

 
Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...