Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân

Mua đồ giá rẻ có thể tiết kiệm tiền, tuy nhiên không phải món đồ giá rẻ nào cũng giúp bạn tiết kiệm tiền, đặc biệt là những món đồ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ hấp dẫn, giá cả thấp đến mức mọi người ngạc nhiên và có phản hồi tích cực, nhưng cũng cần nhớ một điều: Cái gì cũng có cái giá của nó. Trên thị trường có nhiều món hời giá rẻ nhưng chúng thực sự tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn về an toàn và sức khỏe. Ví dụ, 5 món đồ gia dụng giá rẻ sau đây mà tôi đã rút kinh nghiệm được sau nhiều lần mua sắm cho gia đình.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 1.

 

1. Giấy vệ sinh/giấy lụa

Khoảng 1/4 sản phẩm giấy trên thị trường hiện nay không đạt tiêu chuẩn. Trên các sàn thương mại điện tử lớn có nhiều loại giấy cuộn, giấy lụa, khăn giấy nhãn hiệu phong phú của nhiều cửa hàng bày bán luôn được gắn mác quảng cáo an toàn cho sức khỏe.

Để giảm chi phí, các doanh nghiệp sử dụng giấy báo và vỏ giấy bị mốc để sản xuất khăn giấy, trong đó có chứa một lượng lớn chất huỳnh quang, chất tẩy trắng và các chất phụ gia. Những loại khăn giấy kém chất lượng này khi lau sẽ mủn ra những chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép và chứa hàm lượng vi khuẩn nghiêm trọng, sử dụng lâu dài có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể và trường hợp nặng có thể gây ung thư.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 2.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 3.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 4.

 

Có thể thấy trên thị trường, giá của các hãng giấy uy tín, dao động từ 90.000 đồng - 150.000 đồng. Thế nhưng, trên thị trường mỗi ngày có nhiều loại giấy vệ sinh, giấy cuộn, giấy lụa được bán và miễn phí vận chuyển với giá khoảng 35.000 đồng - 50.000 đồng. Rất có thể đó là khăn giấy chứa nhiều chất độc hại, trước khi mua chúng bạn cần kiểm tra kỹ, đừng vì ham rẻ mà "rước bệnh vào người".

Cách nhận biết chất lượng giấy thấp hay cao có thể thông qua các chỉ số được in trên bao bì. Trước tiên, bạn phải phân biệt được giấy cuộn (giấy vệ sinh) và giấy lụa (loại khăn giấy). Bởi chỉ số vệ sinh của hai loại giấy này khác nhau. Số lượng khuẩn lạc trên mỗi gam khăn giấy phải nhỏ hơn 200. Loại này có thể dùng để lau miệng. Loại giấy có khuẩn lạc lớn hơn 200 đến dưới 600 chỉ có thể dùng để lau bàn hoặc dùng để dùng lau vệ sinh.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 5.

 

Tiêu chuẩn triển khai cho giấy lụa là GB/T20808 và tiêu chuẩn triển khai cho giấy vệ sinh là GB/T20810.

Ngoài ra, khi mua khăn giấy bạn phải tìm loại 100% bột tre nguyên chất và 100% bột gỗ nguyên chất, nếu thiếu chữ virgin thì rất có thể là làm từ nguyên liệu tái chế hoặc giấy báo mốc 100%.

2. Bát đĩa bằng gốm tráng men

Bát đĩa bằng gốm sứ là vật dụng gia đình thiết yếu của mỗi gia đình. Nhiều người không phân biệt được màu sắc tráng men và tráng men thật, thậm chí sử dụng lâu năm mà không hề hay biết.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 6.

 

Họa tiết tráng men nằm trên bề mặt tráng men, khi chạm vào có cảm giác nổi lên. Hoa văn lộng lẫy, màu sắc tươi sáng và dễ phai.

Các hoa văn được sơn lót dưới lớp men trong suốt, sờ vào có cảm giác mịn màng, hoa văn trong vắt, không bị phai màu. Bề mặt gốm sứ thường được sơn một số hoa văn đẹp nhưng bột màu sơn chứa quá nhiều kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân sau khi sử dụng lâu dài sẽ kết tủa và xâm nhập vào cơ thể con người cùng với thức ăn.

Vì lớp sơn phủ trên bề mặt sẽ thải ra chất độc ở nhiệt độ cao, ma sát sẽ khiến lớp sơn trong hoa văn bị bong ra trong quá trình sử dụng, gây ra những rủi ro về an toàn nhất định.

Khi mua bát đĩa gốm sứ, mọi người nên chú ý sàng lọc và không nên mua màu tráng men, đặc biệt là những chiếc bát, đĩa được một số siêu thị tặng kèm, cũng như những chiếc bát có giá vài nghìn đến vài chục nghìn ở ven đường. Bởi khi so sánh trên thực tế, bạn sẽ thấy đồ gốm sứ chất lượng giá không hề rẻ.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 7.

Đặt bát đĩa dưới ánh sáng, phần họa tiết tráng men và phần bình thường không có sự khúc xạ ánh sáng đồng đều. Đây là bát đĩa dùng màu sắc tráng men.

3. Bình đựng nước

Những chiếc bình nhựa đựng nước xinh xắn, nhỏ gọn và giá rẻ luôn hấp dẫn mọi người. Những chiếc bình này có thể được tặng kèm khi mua đồ hoặc là giải thưởng trong một phiên livestream nào đó. Đôi khi, chúng được bày bán kèm với món đồ khác và giá thành cực kỳ rẻ.

Để phát hiện chất lượng nhựa cũng như hạn sử dụng của bình nước nhựa này, hãy nhìn vào các con số và chữ cái bên trong hình tam giác được in ở đáy bình hoặc phía hông bình.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 8.

 

[1-PETQ]: Sau khi uống xong hãy vứt đi.

[2-HDPEQ]: Không nên dùng làm dụng cụ uống nước.

[3-PVCQ]: Đảm bảo tránh nhiệt độ cao.

[4-LDPEQ]: Đảm bảo tránh nhiệt độ cao và không cho vào lò vi sóng.

[5-PP]: Có thể được tái sử dụng sau khi vệ sinh. Nên thay thế thường xuyên.

[6-PS]: Đừng sử dụng nó nếu có thể và nhớ tránh nhiệt độ cao.

[7-OTHER]: Bao gồm PC, Tritan, PPSU, PA, PLA,..., bạn nên lựa chọn theo chất liệu và mục đích sử dụng cụ thể.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 9.

 

Trong số đó, PC thường được sử dụng để làm cốc nước, bình nước. Tuy nhiên, PC bị cấm tái sử dụng vì có chứa bisphenol A, một chất độc hại.

Loại cốc phổ biến nhất của chúng ta được làm từ chất liệu PET số 1, có khả năng chịu nhiệt đến 65°. Tái chế sẽ thải ra chất độc hại DEHP, cực kỳ có hại cho cơ thể. Nên vứt bỏ sau khi uống.

Chất liệu PP số 5 tương đối an toàn, chịu được nhiệt độ cao và có thể đựng được nước sôi.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 10.

 

Nếu bình nước bạn dùng là PC, bạn phải cẩn thận. Nó không thể chứa nước nóng. Nếu bạn cho nước nóng vào, bisphenol A sẽ di chuyển vào nước. Nhiệt độ nước càng cao thì càng có nhiều bisphenol A di chuyển ra ngoài. Đồng thời, không được phơi nắng. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng sẽ gây hại. Nó sẽ dễ dàng giải phóng bisphenol A và gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Nếu đáy bình nước không có logo thì đừng mua.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 11.

 

4. Dép PVC

Một số dép trên thị trường hiện nay được làm bằng EVA, và nhiều loại được làm bằng nhựa PVC. Chúng nhẹ, mềm, đàn hồi, màu sắc tươi sáng và tiết kiệm chi phí.

Nhưng PVC rẻ, chứa chất hóa dẻo, có khả năng hút nước cao và kín khí.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 12.

 

Khi bạn đi tắm, nước sẽ thấm vào trong dép nên lâu khô, dẫn đến một lượng lớn vi khuẩn sẽ sinh sôi trong dép và tỏa ra mùi hôi. Nhiều người cho biết chân họ không có mùi hôi nhưng sau khi đi dép lại có mùi rất khó chịu, ngay sau khi rửa và mang một lúc.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 13.

 

Hơn nữa, PVC sẽ thải ra khí độc khi tiếp xúc với nhiệt, ví dụ như khi tắm nước nóng, nó sẽ cứng lại và trở nên giòn khi gặp lạnh. Ví dụ, một số sẽ bị nứt sau khi đi vài lần, và một số sẽ chuyển sang màu xanh hoặc có màu đen.

Vì vậy, khi chọn dép bạn phải lưu ý không chọn chất liệu PVC mà nên chọn sản phẩm EVA hoặc cao su tự nhiên.

5. Bột giặt/nước giặt không nhãn hiệu

Giá của nhiều loại bột giặt không có thương hiệu rất thấp, thu hút đông đảo người tiêu dùng ở nông thôn và các bậc phụ huynh thích mua giá rẻ. Tuy nhiên, những loại bột giặt không có thương hiệu này có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng.

Nhìn thì không khác gì các thương hiệu lớn, dày dặn và chắc chắn nhưng thực tế lại chứa rất nhiều chất làm đặc, chất làm trắng huỳnh quang, chất bảo quản và chất tạo mùi. Nếu giặt không kỹ thì chỉ là chuyện nhỏ. Nếu mặc vào người, da sẽ bị ngứa, tấy đỏ, gây ra các bệnh về da, cực kỳ có hại.

Tôi thành thật khuyên mọi người đừng ham rẻ khi mua 5 món đồ này, không chỉ mang rác về nhà mà còn hại thân- Ảnh 14.

 

Khi mua bột giặt, hãy đảm bảo tiêu chuẩn thực thi là QB/T1124 và chọn sản phẩm có nhãn hiệu thông thường. Không mua bột giặt kém chất lượng của các nhãn hiệu khác với giá rẻ.

Theo Tích Thành


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết