Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tránh chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán

Sẽ rà soát, quy định cụ thể hơn nhất là hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán để tránh sự chồng chéo bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo với Quốc hội trong phiên làm việc sáng 25/10, khi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Cụ thể, theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), có ý kiến đề nghị rà soát kỹ để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, cùng với việc chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định của dự thảo Luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về kiểm soát quyền lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, công tác phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tiêu cực cho các cơ quan thanh tra, bảo đảm quán triệt đầy đủ chủ trương mới của Đảng về phòng, chống tiêu cực.

Cùng với đó, Ủy ban Thưởng vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng phân định rõ trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành để bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc thù của từng loại hình hoạt động thanh tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu, đối với thanh tra chuyên ngành, do có nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, với các yêu cầu, đặc thù đa dạng, địa bàn hoạt động cũng khác nhau nên ngoài trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành chung được Luật Thanh tra quy định (tại khoản 1 Điều 48), trường hợp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định của Luật Thanh tra thì thực hiện theo quy định của Luật đó (khoản 2 Điều 48);

Đồng thời, cho phép Chính phủ trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, quy định trình tự, thủ tục riêng khác đơn giản hơn, nhưng phải bảo đảm có tối thiểu 5 thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 48 của dự thảo Luật.

Liên quan về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với kiểm toán, ông Hoàng Thanh Tùng cho hay, một số ý kiến đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cơ quan, nhất là cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát dự thảo Luật để chỉnh lý, bổ sung các quy định nhằm bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa hoạt động thanh tra với kiểm toán làm tăng chi phí, gây phiền hà, bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm toán như một số trường hợp diễn ra thời gian qua.

Tránh chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán

Cụ thể đã chỉnh lý Điều 53 theo hướng. Thứ nhất, khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm toán, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, cơ quan thanh tra phối hợp với cơ quan kiểm toán để xử lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật này, bảo đảm tại một thời điểm chỉ có một cơ quan thực hiện.

Thứ hai, rà soát, bổ sung, chỉnh lý 11 điểm tại khoản 2 Điều 53 dự lường tối đa các trường hợp có thể xảy ra chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan thanh tra;

Thứ ba, bổ sung quy định dự phòng để xử lý chồng chéo, trùng lặp phát sinh ngoài các tình huống đã được dự liệu trong Luật (khoản 3 Điều 53).

Đặc biệt, Dự thảo đã bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, số liệu, kết luận trong báo cáo kiểm toán để phục vụ cho kết luận thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan trong việc sử dụng các nội dung này (Điều 109).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị nêu trên của đại biểu và thống nhất rằng, việc thừa nhận, sử dụng kết quả kiểm toán trong hoạt động thanh tra sẽ góp phần tránh trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán tại các doanh nghiệp, giúp cho hoạt động thanh tra, việc xử lý nội dung thanh tra được kịp thời, tiết kiệm nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giải trình.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...