Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 10: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu là một trong những nội dung chính tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước tháng 10, sáng 28/10.

Tình hình xăng dầu thế giới còn nhiều khó khăn

Thông tin từ cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 10, từ đầu tháng 3 đến nay, do xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, cùng với nhiều lệnh cấm vận đầu khi của Hoa Kỳ và các nước EU đối với Nga và lệnh cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng của Nga… đã có ảnh hưởng rất lớn tới nguồn cung, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới, đặc biệt là xăng dầu.

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 10: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu

Các Bộ ngành, cơ quan chức năng đang nỗ lực triển khai các giải pháp gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu

Cụ thể, các nhân tố địa chính trị, kinh tế tạo sức ép khác nhau lên giá dầu như: lo ngại nguồn cung giảm do tuyên bố cắt giảm sản lượng của OPEC+ trong cuộc họp ngày 5/10 ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11; lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của châu Âu sắp có hiệu lực trong các tháng cuối năm có thể khiến sản lượng dầu của Nga giảm từ 600.000-800.000 thùng/ngày; nhu cầu xăng dầu chịu tác động bởi chính sách Zero-Covid kéo dài của Trung Quốc và thời tiết vào mùa đông trên thế giới; giả đồng USD tiếp tục tăng cao và việc ngân hàng trung ương tại nhiều nước tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát...

Do đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới trong tháng 10/2022 có xu hướng tăng so với tháng 9/2022. Ngày 21/10, dầu Brent đạt 93,50 USD/thùng; dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 85,05 USD/thùng. Bình quân tháng 10/2022, giá dầu Brent tăng khoảng 3,1%, giá dầu WTI tăng khoảng 3,8% so với bình quân tháng 9/2022 và vẫn đang diễn biến phức tạp…

Ở thị trường trong nước, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang nỗ lực rất lớn để ổn định nguồn cung, ổn định thị trường. “Hiện nay, hiện tượng thiếu cục bộ xăng, dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phía Nam đã dần được cải thiện so với tình hình cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hầu như vẫn mở cửa và thực hiện bán lại hàng ngay khi nhập được hàng, không có tình trạng găm hàng chờ nâng giá, trục lợi” – báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước chỉ rõ.

Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, thị trường hàng hóa trong tháng 10 tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình tăng khi vào giai đoạn chuyển mùa. Nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn. Riêng giá rau xanh, củ quả các loại có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng của mưa bão khiến nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.

Với tình hình như vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 10 đạt 486.364,8 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng 9/2022. Trong đó doanh thu bán lẻ tập trung vào các mặt hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình và lương thực thực phẩm (tăng 1,3-2,1%…

Tính chung 10 tháng, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu đùng đạt 4.643.574,5 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 16,1% so với cùng kỳ.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xăng dầu

Để ổn định nguồn cung và thị trường xăng dầu, thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục có các cuộc họp với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để lắng nghe những khó khăn và kiến nghị các giải pháp gỡ khó.

Theo ý kiến của các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hiện nay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là chi phí tăng cao thời gian qua. Do đó, Bộ Công Thương, đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu (chi phi kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, chi phí phù hợp, đảm bảo tỉnh đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị hàng, bảo đảm duy trì nguồn cung xẳng dầu ổn định cho thị trường.

Đồng thời, đề nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Thông tin tại cuộc họp, bà Phùng Thị Ánh Ngọc – Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính cho biết, ngày 21/10, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các doanh nghiệp thương nhân đầu mối về việc tính toán và báo cáo chi phí tăng cao bất thường, thời gian từ tháng 6 đến 20/10. Từ đó để Bộ Tài chính có cơ sở để xem xét điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp.

Đối với vấn đề vốn vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước thông tin, ngày 26/10, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo về tình hình cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xăng dầu thời gian qua và khả năng cung cấp vốn cho xăng dầu thời gian tới. Khi có báo cáo, Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh chính sách phù hợp với yêu cầu để góp phần ổn định nguồn cung xăng dầu, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát mục tiêu CPI.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết