Dòng sự kiện
Hãng bột giặt thành viên của Masan có tuổi đời gần 60 năm mạnh tay trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao "chót vót" sau năm lãi khủng   Có 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi kép thì mất bao lâu để x2 số tiền?   Là công ty 2,6 nghìn tỷ USD nhưng gần 50% doanh thu đến từ chỉ 4 khách hàng duy nhất, Nvidia khiến nhà đầu tư lo lắng   100 tỷ USD - Cái giá Google phải trả vì lợi dụng vị thế độc quyền tăng giá quảng cáo   Mảng thuỷ điện và cao su đang đóng góp hơn 90% doanh thu nhưng sẽ phải bán đi để trả nợ 2.882 tỷ cho Vạn Thịnh Phát, Quốc Cường Gia Lai sẽ còn lại gì?   Chứng kiến quầy thịt trong siêu thị Hà Nội trống trơn trước siêu bão Yagi, Gen Z: Mong mọi người chỉ mua lương thực đủ dùng!   Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành thực hiện mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc   Kỷ luật Hiệu trưởng; khai trừ đảng Kế toán; đề nghị kỷ luật Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND xã   ‘Nuôi’ xe sang ở Việt Nam tốn tiền là chuyện xưa rồi: Các hãng đang chạy đua dịch vụ, bảo dưỡng rẻ hơn xe phổ thông   Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc: Nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ   Lagoona Bình Châu Resort Village: Đánh thức cảm quan tích cực về đầu tư nghỉ dưỡng   Shopee khởi động 9.9 Ngày Siêu Mua Sắm   
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Góc tối sau ngành công nghiệp hái ra tiền của Thái Lan: Lao động nhập cư bị tước hộ chiếu, làm việc 20 tiếng/ngày, cuộc sống như "địa ngục" giữa biển khơi

Ngành thủy sản của Thái Lan là một trong những ngành tạo ra tiền quan trọng nhất của đất nước này, mang lại thu nhập cho hàng triệu người dân trong nước và trên toàn thế giới.

 

Nhiều công ty trong ngành thuỷ sản Thái Lan cố gắng giảm giá bán để cạnh tranh. Vì lẽ đó, trong nhiều trường hợp, việc này dẫn đến tình trạng bóc lột người lao động.

Cưỡng bức lao động

Cuộc sống trên thuyền đánh cá rất khó khăn: thời gian làm việc dài, thời tiết thay đổi liên tục và thu nhập thấp khiến nó trở thành một lựa chọn nghề nghiệp kém hấp dẫn.

Nhiều người lao động trên tàu là nạn nhân của nạn bóc lột và buôn bán người. Vichien Soisawat, hiện 52 tuổi, trở thành một nạn nhân điển hình vào năm 2007 khi một kẻ buôn người đưa ông lên một chiếc thuyền đánh cá ở vùng biển Indonesia.

Vốn là một người lao động ở nông thôn, ông được một người bạn nói rằng làm việc trên thuyền sẽ mang lại một mức lương hậu hĩnh. Nhưng thực tế thì khác rất nhiều.

Góc tối sau ngành công nghiệp hái ra tiền của Thái Lan: Lao động nhập cư bị tước hộ chiếu, làm việc 20 tiếng/ngày, cuộc sống như địa ngục giữa biển khơi - Ảnh 1.

"Vất vả lắm, làm việc suốt ngày. Cứ mỗi 5 tiếng làm việc, tôi sẽ phải làm 3 tiếng trước khi được nghỉ 2 tiếng," ông nói. "Cứ như một ngày có 3 mùa vậy: mùa mưa, mùa nóng và mùa lạnh. Mưa đến, sóng dâng, nhưng chúng tôi phải làm việc và chịu đựng thời tiết khắc nghiệt cho đến khi mọi thứ hoàn thành."

Vichien có ít tiền tiết kiệm. Khi thuyền của ông quay trở lại bờ, ông không có nơi nào để ở và cuối cùng tiêu hết số tiền lương ít ỏi của mình tại một quán karaoke. Khi hết tiền, ông cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại biển. Đây là một vòng luẩn quẩn chết người.

Giống như nhiều người lao động đáng thương khác, hộ chiếu của Vichien bị chủ tịch thu. Năm 2016, ông làm việc trên một chiếc thuyền được bán cho một chủ người Malaysia. Từ đó, ông bị mắc kẹt và vô gia cư ở thành phố Kuching của Malaysia.

Ông buộc phải đi nhặt rác để kiếm sống, không thể trở về nhà. May mắn thay cho Vichien, ông đã được giải cứu bởi một nhóm phúc lợi đã từng giúp đỡ hàng nghìn người khác.

Nhiệm vụ giải cứu

Mạng lưới Bảo vệ Người lao động (LPN) ở tỉnh Samut Sakorn của Thái Lan, cách Bangkok một giờ lái xe, hoạt động để bảo vệ quyền của người lao động. Mạng lưới này được đồng sáng lập bởi Patima Tungpuchyakul, người đặc biệt quan tâm đến việc giúp đỡ những người lao động trên thuyền đánh cá bị mắc kẹt ở Indonesia.

Patima thành lập LPN sau khi nhận được lời kêu cứu của gia đình các nạn nhân về những người thân mất tích ở nước ngoài hoặc đang gặp khó khăn.

Bà nhận thấy rằng lao động cưỡng bức là một vấn đề lớn trong ngành đánh bắt cá, không chỉ ở Thái Lan mà trên khắp Đông Nam Á. Patima cho biết ở Thái Lan, luật đã được ban hành để bảo vệ người lao động trên các tàu đánh cá. Nhưng trên những chiếc thuyền đánh cá ở vùng biển quốc tế thì khác.

Góc tối sau ngành công nghiệp hái ra tiền của Thái Lan: Lao động nhập cư bị tước hộ chiếu, làm việc 20 tiếng/ngày, cuộc sống như địa ngục giữa biển khơi - Ảnh 2.

"Ở Thái Lan, những người sử dụng lao động bóc lột bắt đầu lo sợ những luật nghiêm khắc. Nhưng ở các nước láng giềng, mặc dù họ có những luật tương tự, nhưng chúng có thể không được thực thi hoặc không có nhiều nhận thức về vấn đề này."

LPN đã giải cứu thành công khoảng 5.000 người kể từ năm 2015, bao gồm cả Vichien.

Patima giải thích rằng những kẻ buôn người đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động bóc lột. Những kẻ này càng tìm được nhiều người làm cho tàu đánh cá thì chúng càng nhận được nhiều tiền hoa hồng.

Giải quyết các vấn đề

Patima cho biết trong khi các biện pháp trấn áp là một cách để giải quyết vấn đề, thì giấy chứng nhận khai thác cho phép sản phẩm phù hợp với các tàu đã đăng ký là một sáng kiến quan trọng hơn.

Việc truy xuất nguồn gốc là một phần của quy định chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Liên minh châu Âu. Các nước xuất khẩu thủy sản không tuân thủ tiêu chuẩn IUU không thể tiếp cận thị trường châu Âu.

Góc tối sau ngành công nghiệp hái ra tiền của Thái Lan: Lao động nhập cư bị tước hộ chiếu, làm việc 20 tiếng/ngày, cuộc sống như địa ngục giữa biển khơi - Ảnh 3.

Thái Lan đã nhận cảnh báo "thẻ vàng" IUU vào năm 2015, đây là một bước ngoặt đối với ngành đánh bắt cá của nước này.

Những thay đổi ở Thái Lan đang cải thiện tình hình cho người lao động, nhưng cần có sự hợp tác từ các nước láng giềng để tạo ra một hệ thống giám sát công bằng hơn.

Tất Đạt

Nhịp Sống Thị Trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết