Gỡ khó vật liệu, mặt bằng để đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa về đích
Việc tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, vật liệu thi công sẽ đưa dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa về đích trong năm 2025.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa có chiều dài khoảng 72,75km đi qua 4 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.
Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng đã dừng triển khai vào năm 2011 và tái khởi động vào năm 2023.
Dự án có 3 gói thầu xây lắp chính gồm Gói thầu XL1 do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhận vai trò đứng đầu liên danh với giá trị khoảng 615,4 tỷ đồng.
Gói thầu XL2 do Liên danh Công ty CP Hải Đăng - Công ty CP Quản lý và Xây dựng công trình giao thông 487 - Công ty CP Đầu tư và Xây lắp công trình 575 - Công ty TNHH Xây dựng công trình và Thương mại Hoàng Anh thực hiện với giá trị khoảng 600 tỷ đồng.
Gói thầu XL3 do Liên danh Công ty TNHH Đồng Thuận Hà - Tổng công ty Xây dựng số 1 - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng DACINCO thi công với giá trị 450 tỷ đồng.
Ghi nhận thực tế của PV trong những ngày cuối tháng 5/2025, dù thời tiết nắng nóng nhưng không khí thi công trên công trường vẫn hết sức khẩn trương.
Vị trí giao đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa với DT744.
Tuyến đường đi qua khu vực đất canh tác xanh bóng cây của người dân.
Tại gói thầu XL1 đã và đang được thảm nhựa, đi vào giai đoạn hoàn thiện.
Công nhân làm việc dưới trời nắng nóng.
Trao đổi với PV, đại diện Phòng quản lý dự án 1 (Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh) cho biết, chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu tăng cường thiết bị, nhân lực và thực hiện nhiều giải pháp để rút ngắn tiến độ thi công.
Tuy nhiên khó khăn tại dự án là công tác giải phóng mặt bằng như việc xử lý đối với các trường hợp có quyết định thu hồi đất trước đây nhưng chưa tổ chức chi trả hoặc mới chi trả một phần.
Thậm chí có trường hợp đã chi trả tiền đền bù nhưng còn lại phần bổ sung chính sách hỗ trợ tái định cư, bổ sung giá trị tài sản trên đất, bổ sung giá trị quyền sử dụng đất chưa thống nhất dẫn tới tiến độ triển khai chậm.
Bên cạnh đó việc thiếu vật liệu thi công cũng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án.
Để hoàn thành đường Hồ Chí Minh vào năm 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội cần khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ