Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Anh đối mặt với áp lực mới về tình trạng nghèo đói gia tăng

Hãng CNN trích dẫn một báo cáo mới cho biết những người thiệt thòi nhất ở Vương quốc Anh hiện cũng không khá giả hơn so với tình trạng cách đây 15 năm.

Cửa hàng bách hóa House of Fraser đóng cửa ở trung tâm thị trấn Middlesbrough của Vương quốc Anh, minh họa thực tế kinh tế nghiệt ngã mà các khu vực nghèo nhất nước Anh phải đối mặt. Ảnh: CNN

Cửa hàng bách hóa House of Fraser đóng cửa ở trung tâm thị trấn Middlesbrough của Vương quốc Anh, minh họa thực tế kinh tế nghiệt ngã mà các khu vực nghèo nhất nước Anh phải đối mặt. Ảnh: CNN

Báo cáo mới đây tiếp tục ghi nhận"khoảng cách ngày càng lớn về tình trạng đói nghèo giữa những người có thể vượt qua và những người tiếp tục bị mắc kẹt ở đáy".

Kết luận nghiệt ngã về sự bất bình đẳng ở một trong những nền kinh tế giàu nhất thế giới đến từ Centre for Social Justice, một tổ chức nghiên cứu độc lập thúc đẩy cải cách hệ thống phúc lợi của Anh và giới thiệu Tín dụng toàn cầu, khoản thanh toán hàng tháng của chính phủ cho những người có thu nhập thấp.

Báo cáo dài 300 trang, được công bố ngày 10/12, là bằng chứng mới nhất cho thấy tình trạng kinh tế trì trệ của Vương quốc Anh, khiến việc giải quyết vấn đề nghèo đói trở nên khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trầm trọng cũng đang gây ra "nhức nhối" cho những người kém khá giả nhất trong xã hội.

"Chúng tôi đã phát hiện ra quốc gia đang chia rẽ theo tầng lớp. Phần lớn người dân có thể vượt qua được nhưng cũng tồn tại một nhóm người rơi vào cuộc sống bế tắc bởi sự tan vỡ gia đình, sức khỏe kém về thể chất và tinh thần; những người sống trong các cộng đồng có nhiều tội phạm và gặp nhiều rào cản trong công việc", bà Sophia Worringer, Phó Giám đốc chính sách tại Centre for Social Justice nhận định.

Nhóm nghiên cứu đưa ra cảnh báo Vương quốc Anh có nguy cơ "trở lại thời đại Victoria, được đánh dấu bằng khoảng cách ngày càng lớn giữa các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là tình trạng nghèo đói".

Thời đại Victoria được đặt theo tên của Nữ hoàng Victoria, người trị vì Vương quốc Anh từ năm 1837 đến năm 1901. Thời đại Victoria, kéo dài nửa sau thế kỷ 19, là thời kỳ có sự bất bình đẳng xã hội cực độ. Tầng lớp lao động phải đối mặt với điều kiện sống khắc nghiệt, ít được tiếp cận với nước sạch, thực phẩm và vệ sinh, cũng như có rất ít cơ hội cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy tình trạng nghèo đói đang lặp lại điều tương tự ở nước Anh hiện đại và lập luận rằng việc thiếu tiền là một trong nhiều nguyên nhân gây mâu thuẫn. Gia đình tan vỡ, nghiện ngập, thất nghiệp, nợ nần cá nhân trầm trọng và thất bại trong học tập cũng được ghi nhận thêm là những nguyên nhân chính khác mới xuất hiện.

Nghiên cứu này rút ra từ cuộc khảo sát với 6.000 người, trong đó hơn 1/2 trong số họ đến từ các cộng đồng nghèo nhất. Các nhà nghiên cứu cũng đã đến thăm hơn 350 tổ chức từ thiện nhỏ, doanh nghiệp xã hội và chuyên gia, kết hợp với khảo sát hơn 20 thị trấn và thành phố ở Anh.

Theo báo cáo, được ký bởi Mervyn King, cựu thống đốc Ngân hàng Anh, cùng với những người khác, cho biết: "Đối với quá nhiều người, nước Anh đang tan vỡ và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang rơi xuống vực sâu".

Báo cáo cũng phát hiện ra mức lương trung bình hàng tuần của người dân ở Anh vẫn giữ nguyên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi được điều chỉnh theo lạm phát. Mức lương duy trì thấp: tính đến tháng 9, 38% số người yêu cầu đến Tín dụng toàn cầu mặc dù đều đang làm việc, có nghĩa là thu nhập của họ không đủ để trang trải cuộc sống.

Bà Worringer nhấn mạnh công việc không mang đến an toàn đối với những cá nhân này, gây ra mức sống chất lượng kém. Sự bất ổn của công việc và không ổn định các phúc lợi khiến đã khiến nhiều người cảm thấy chất lượng cuộc sống giảm xuống.

Hạn chế do đại dịch là thảm họa

Báo cáo cũng cho rằng lệnh phong tỏa trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và gây ra "tác động thảm khốc đối với cơ cấu xã hội của quốc gia".

Theo báo cáo, trong thời gian hạn chế vì Covid-19, các cuộc gọi đến đường dây trợ giúp liên quan đến bất hòa gia đình đã tăng 700%; các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở người trẻ tuổi cũng tăng mạnh; tình trạng học sinh nghỉ học nghiêm trọng tăng 134%; và 1,2 triệu người đã nhận được tiền phúc lợi.

Tử vong do ngộ độc rượu, vốn đã giảm trước đại dịch, cũng đã tăng lên kể từ khi Covid-19 bùng phát hàng loạt.

"Những người bị bỏ lại vẫn đang quay cuồng vì tác động của đại dịch Covid-19. Cuộc sống của họ không bao giờ trở lại bình thường và những vết sẹo theo thời gian vẫn ảnh hưởng sâu sắc", bà Worringer nhấn mạnh.

Theo báo cáo, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, hơn 1/4 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 sẽ mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần vào năm 2030. Bởi vậy, nếu đại dịch và các biện pháp phong tỏa liên quan chưa bao giờ xảy ra thì tỷ lệ này sẽ chưa đến 1/5. .

Các tác giả của báo cáo cũng đưa ra "một loạt khuyến nghị chính sách đầy tham vọng" vào mùa xuân tới để giải quyết "các nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói". Bà nói thêm nếu không có chiến lược để làm như vậy, "tương lai của chúng ta sẽ rất tồi tệ".

Thêm một báo cáo được công bố vào tuần trước bởi Resolution Foundation, một tổ chức tư vấn, ghi nhận tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Vương quốc Anh cao hơn bất kỳ quốc gia lớn nào ở châu Âu.

"Sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm và bất bình đẳng cao đang gây ra áp lực lớn lên mức sống của người Anh có thu nhập thấp và trung bình trước khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt xảy ra", báo cáo ghi nhận.

Báo cáo cũng nhấn mạnh mức lương được điều chỉnh theo lạm phát ở Anh đã không thay đổi kể từ năm 2007.

Theo Hồng Nhung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...