Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cấu trúc tài sản linh hoạt giúp Techcombank hoạt động hiệu quả như thế nào?

Theo Bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect mới đây, ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài và cả trong nước. Vì vậy, những ngân hàng có cấu trúc tài sản linh hoạt sẽ tiếp tục khẳng định vị thế về chất lượng tài sản và duy trì đà phát triển bền vững.

 

Cấu trúc tài sản linh hoạt giúp Techcombank hoạt động hiệu quả như thế nào?

Chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay bán lẻ

Trong báo cáo mới nhất về Techcombank, Chứng khoán VNDirect cho rằng việc đa dạng hóa danh mục đã giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, cũng như chất lượng tài sản. Nhờ chuyển đổi kịp thời sang phân khúc cho vay cá nhân, một phân khúc có lợi suất tốt hơn so với cho vay doanh nghiệp, Techcombank đã bảo toàn được lợi suất tài sản của mình và vượt qua những khó khăn chung của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. Từ đó, Ngân hàng tiếp tục duy trì tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tăng trưởng lợi nhuận và khả năng sinh lời tốt.

Theo công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm từ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), i lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước, và thực hiện được hơn 77% kế hoạch cả năm.

Lý giải về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc thường trực Techcombank Phùng Quang Hưng cho biết, cách tiếp cận hoạt động kinh doanh tín dụng của Techcombank rất khác biệt. Trong đó, Ngân hàng thực hiện lựa chọn một cách có trọng tâm, tập trung vào phân khúc khách hàng có giá trị cao và rủi ro thấp.

Cụ thể, Techcombank tận dụng chuỗi giá trị để nắm rõ về từng lĩnh vực kinh tế nhằm hiểu khách hàng và quản lý được toàn bộ dòng tiền trong chuỗi giá trị. Khi dịch chuyển sang cho vay khách hàng cá nhân thì 80% dư nợ vay mua nhà là của khách hàng có thu nhập cao. Đồng thời, phần lớn khoản vay đều có tài sản thế chấp giá trị cao.

Ngoài ra, điểm khác biệt của Techcombank là khâu phê duyệt và quản lý sau vay. Trong đó, Ngân hàng quản lý rủi ro hết sức chặt chẽ vì nắm được toàn bộ dòng tiền của khách hàng trong chuỗi giá trị.

"Đây không phải chiến lược mới của Techcombank mà đã được thực thi từ 7 – 8 năm trước. Chính vì vậy, dù thị trường có biến động, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank chỉ ở mức 0,6%. Và trong giai đoạn Covid, tất cả khách hàng thuộc diện tái cơ cấu nợ đã quay trở lại hoạt động bình thường. Điều đó phản ánh chất lượng khách hàng và tính hiệu quả của chiến lược mà Techcombank theo đuổi", ông Hưng cho hay.

Chất lượng tài sản duy trì lành mạnh

Theo ông Ngô Hoàng Hà - Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp của Techcombank, sự dịch chuyển trong hoạt động cho vay đã giúp danh mục rủi ro của Ngân hàng cân bằng hơn nhưng vẫn đảm bảo lợi suất tín dụng tương đối ổn định, đạt 8,7% trong quý 3/2022, cải thiện so với mức 8,5% của quý trước.Song song với kết quả kinh doanh tích cực, chất lượng tài sản của ngân hàng tiếp tục được duy trì lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/9 ở mức 0,6% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 165,0%, phản ánh chất lượng tín dụng ổn định.

Một trong những yếu tố chính giúp Techcombank duy trì kết quả kinh doanh tốt trong 9 tháng đầu năm đến từ cấu trúc tài sản hỗn hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp - cho vay có tính linh hoạt và lợi suất cao, cho phép ngân hàng có thể điều chỉnh linh hoạt cơ cấu tài sản trước những thay đổi của thị trường.

Cụ thể, trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước cấp hạn mức tín dụng hạn chế, Techcombank đã tích cực giảm mạnh giá trị nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp từ gần 76,8 nghìn tỷ cuối quý I xuống còn hơn 49,3 nghìn tỷ cuối quý II và tiếp tục giảm xuống còn 43,5 nghìn tỷ cuối quý III/2022 để có nhiều hơn hạn mức tín dụng cho vay khách hàng.

Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đã không ngừng mở rộng từ 161,7 nghìn tỷ hồi đầu năm, lên 171,6 nghìn tỷ tại thời điểm cuối quý I, 205,4 nghìn tỷ vào cuối quý II và 222,4 nghìn tỷ khi kết thúc quý III. Tương tự, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng lên 70,7 nghìn tỷđồng, trong khi cho vay cho doanh nghiệp lớn giảm về mức 117,5 nghìn tỷ đồng.

Cấu trúc tài sản linh hoạt giúp Techcombank hoạt động hiệu quả như thế nào? - Ảnh 1.

Như vậy, tại thời điểm cuối tháng 9, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 49,0% danh mục tín dụng của ngân hàng (từ mức 36,4% tại ngày 30/9/2021). Theo lãnh đạo Techcombank, cho vay cá nhân được dẫn dắt bởi cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Trong đó, hoạt động cho vay thẻ tín dụng tăng trưởng mạnh nhờ hiệu quả của số hóa, tự động phê duyệt tín dụng và phân tích dữ liệu.

Cùng với phân khúc cá nhân, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng 22,7%, chiếm tỷ trọng 15,5% danh mục tín dụng. Tính chung, tỷ trọng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Techcombank hiện đã lên tới 64,5%.

Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 12,5%, xuống còn 161,0 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,5% dư nợ tín dụng toàn ngân hàng. Tỷ trọng này giảm đáng kể so với mức 48,5% tại quý 3/2021 và mức 37,7% của quý 2/2022.

Ánh Dương

Tổ quốc


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...