Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam xuất siêu 24,59 tỷ USD trong 10 tháng

Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 15/11/2023 gồm các thông tin thị trường hàng hoá, xuất nhập khẩu đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 64 nghìn tấn; Nguyên nhân xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc “ách tắc”; Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh; Việt Nam xuất siêu 24,59 tỷ USD trong 10 tháng

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hưởng lợi. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 64 nghìn tấn Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hà Lan, Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng rất mạn Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới 64,32 nghìn tấn, trị giá 358,18 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 15,5% về trị giá so với tháng 9/2023. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 516,87 nghìn tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hà Lan, Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng rất mạnh. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường chủ lực tăng về lượng, còn xét về trị giá xuất khẩu chỉ giảm duy nhất tới thị trường Australia. Nguyên nhân xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc “ách tắc” Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nguyên nhân vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục chứng minh quá trình nuôi trồng. Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật – Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo quy định của Trung Quốc về tôm hùm bông, đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên. Năm 2021, Trung Quốc đã sửa đổi Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ, trong đó tôm hùm bông được đưa vào Danh mục loài cần được bảo vệ cấp độ 2 (có hiệu lực từ ngày 01/2/2021). Tháng 5/2023, phía Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ nêu trên. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo (nội bộ) tới Cơ quan Hải quan địa phương về quy định này để thực hiện. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc là cơ quan xây dựng quy định và quản lý đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên, vì vậy đề nghị phía Việt Nam liên hệ với cơ quan này để lấy các thông tin liên quan nếu cần. Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 268,37 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 136,49 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2023 Lũy kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt trên 2,39 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD. Trong tháng 10/2023, giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Theo đó, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023. Trong tháng 10/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022 như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản... Việt Nam xuất siêu 24,59 tỷ USD trong 10 tháng Hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 291,46 tỷ USD Tính trong 10 tháng năm 2023, nước ta xuất siêu kỷ lục với 24,59 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với con số 9,56 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước. Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 10 (từ ngày 16 - 31/10) đạt 34,51 tỷ USD, tăng 27,7% (tương ứng tăng 7,49 tỷ USD) so với nửa đầu tháng 10/2023. Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng lên 558,33 tỷ USD, giảm 9,6% (tương ứng giảm 59,11 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 291,46 tỷ USD, giảm 7%, tương ứng giảm 22,04 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Hết tháng 10, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% (tương ứng giảm 37,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Tháng 10, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,52 tỷ USD. Như vậy, tính trong 10 tháng, nước ta xuất siêu 24,59 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với con số 9,56 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cà phê Việt Nam hưởng lợi Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục đạt mức thấp 43,72 nghìn tấn, trị giá 157,55 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 9/2023, so với tháng 10/2022 giảm 48,8% về lượng và giảm 28,0% về trị giá. Tính toàn niên vụ 2022/2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao, 60kg/bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021/2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay. Dự báo niên vụ cà phê 2023 - 2024 sẽ thu hoạch muộn hơn niên vụ trước. Nguồn cung suy giảm sẽ tiếp tục là động lực đẩy giá xuất khẩu cà phê lên cao.Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 15/11/2023 gồm các thông tin thị trường hàng hoá, xuất nhập khẩu đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 64 nghìn tấn; Nguyên nhân xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc “ách tắc”; Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh; Việt Nam xuất siêu 24,59 tỷ USD trong 10 tháng; Xuất khẩu cà phê Việt Nam hưởng lợi.

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 64 nghìn tấn

undefined

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hà Lan, Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng rất mạn

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới 64,32 nghìn tấn, trị giá 358,18 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 15,5% về trị giá so với tháng 9/2023.

Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 516,87 nghìn tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều sang hầu hết các thị trường truyền thống và tiềm năng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hà Lan, Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng rất mạnh.

Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường chủ lực tăng về lượng, còn xét về trị giá xuất khẩu chỉ giảm duy nhất tới thị trường Australia.

Nguyên nhân xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc “ách tắc”

Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nguyên nhân vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục chứng minh quá trình nuôi trồng.

Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật – Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo quy định của Trung Quốc về tôm hùm bông, đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên. Năm 2021, Trung Quốc đã sửa đổi Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ, trong đó tôm hùm bông được đưa vào Danh mục loài cần được bảo vệ cấp độ 2 (có hiệu lực từ ngày 01/2/2021).

Tháng 5/2023, phía Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ nêu trên. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo (nội bộ) tới Cơ quan Hải quan địa phương về quy định này để thực hiện.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc là cơ quan xây dựng quy định và quản lý đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên, vì vậy đề nghị phía Việt Nam liên hệ với cơ quan này để lấy các thông tin liên quan nếu cần.

Giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh

undefined

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 268,37 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 136,49 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với tháng 9/2023

Lũy kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt trên 2,39 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD.

Trong tháng 10/2023, giá sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay. Theo đó, giá bình quân xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 508,6 USD/tấn, tăng 8,8% so với tháng 9/2023.

Trong tháng 10/2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm, nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022 như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản...

Việt Nam xuất siêu 24,59 tỷ USD trong 10 tháng

undefined

Hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 291,46 tỷ USD

Tính trong 10 tháng năm 2023, nước ta xuất siêu kỷ lục với 24,59 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với con số 9,56 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 10 (từ ngày 16 - 31/10) đạt 34,51 tỷ USD, tăng 27,7% (tương ứng tăng 7,49 tỷ USD) so với nửa đầu tháng 10/2023.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 10 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng lên 558,33 tỷ USD, giảm 9,6% (tương ứng giảm 59,11 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 291,46 tỷ USD, giảm 7%, tương ứng giảm 22,04 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Hết tháng 10, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% (tương ứng giảm 37,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 10, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,52 tỷ USD. Như vậy, tính trong 10 tháng, nước ta xuất siêu 24,59 tỷ USD, gấp 2,6 lần so với con số 9,56 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam hưởng lợi

Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục đạt mức thấp 43,72 nghìn tấn, trị giá 157,55 triệu USD, giảm 14,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 9/2023, so với tháng 10/2022 giảm 48,8% về lượng và giảm 28,0% về trị giá.

Tính toàn niên vụ 2022/2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao, 60kg/bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021/2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.

Dự báo niên vụ cà phê 2023 - 2024 sẽ thu hoạch muộn hơn niên vụ trước. Nguồn cung suy giảm sẽ tiếp tục là động lực đẩy giá xuất khẩu cà phê lên cao.


Tác giả: Thực hiện Thu Trang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết