Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi)

Nếu xây dựng được các cơ chế cho Hà Nội phát triển thì Thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước...

Cuối buổi sáng 27/11, giải trình tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết đã có hơn 100 ý kiến góp ý vào dự án luật này, kể cả tại các phiên thảo luận tổ và bằng văn bản.

Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ, các ý kiến phát biểu đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục; xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, không phải riêng TP Hà Nội.

Cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, không chỉ riêng Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận

Theo Bộ trưởng, nếu xây dựng được các cơ chế cho Hà Nội phát triển thì Thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, văn hóa cho cả nước. Đây là những điểm cơ bản được các đại biểu thống nhất cao.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bày tỏ thống nhất với những cơ chế, chính sách được thể hiện trong dự thảo lần này.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị làm rõ thêm một số chính sách, mở rộng phạm vi, đặc thù; thiết kế các vấn đề cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi như vấn đề nhà ở, quản lý đô thị, trọng dụng nhân tài, văn hóa…

Cơ chế đặc thù cho Thủ đô cả nước, không chỉ riêng Hà Nội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận phiên thảo luận

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội cùng với TP Hà Nội báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự án luật để xem xét cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với đơn vị soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ, tiếp thu, giải trình thấu đáo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng sẽ tổ chức thêm việc lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn, chuyên gia, nhà quản lý, hiệp hội; tổ chức các hội nghị, tọa đàm để trao đổi thêm ý kiến tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...