Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lên phương án vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Kết thúc năm 2023, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có lãi hợp nhất sau thuế gần 95 tỷ đồng, công ty mẹ lãi 4,5 tỷ đồng, qua đó kết thúc 3 năm lỗ liên tiếp do ảnh hưởng dịch COVID-19. Tổng công ty này đang triển khai các bước chuẩn bị để có thể tiếp nhận, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sau này.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ( VNR ) vừa công bố kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023. Theo đó, năm vừa qua, VNR đạt doanh thu hợp nhất 8.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 95 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lỗ gần 112 tỷ đồng, vượt 15% so với kế hoạch). Đây là lần đầu tiên đường sắt có lãi sau 3 năm lỗ liên tiếp do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Công ty mẹ năm 2023 đạt tổng doanh thu trên 6.200 tỷ đồng, dù tăng so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn 4% so với kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 4,5 tỷ đồng (năm trước đó lỗ 173 tỷ đồng), vượt 50% kế hoạch năm.

Lên phương án vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh 1.

đã bắt đầu có lãi sau 3 năm lỗ liên tiếp.

Trong năm qua, đường sắt đã chở trên 6,1 triệu lượt khách (tăng 35%) và trên 4,6 triệu tấn hàng hoá (giảm 19%). Doanh thu trực tiếp từ vận tải đường sắt đạt trên 3.973 tỷ đồng (tăng hơn 7% so với năm trước đó).

Năm 2024, Công ty mẹ được giao doanh thu hơn 6.258 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng.

Sau khi Chính phủ chấp thuận định hướng sẽ giao VNR quản lý, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sau khi hoàn thành đầu tư, VNR đã thành lập ban chỉ đạo và các tổ công tác để nghiên cứu xây dựng đề án liên quan, làm cơ sở tham gia phối hợp với bộ ngành thực hiện.

VNR đã lập tổ tái cơ cấu mô hình tổ chức của tổng công ty; tổ phát triển công nghiệp đường sắt; tổ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đường sắt tốc độ cao. VNR cũng hợp tác với đường sắt một số nước để tham khảo kinh nghiệm, học hỏi mô hình tổ chức, đầu tư, vận hành và khai thác đường sắt tốc độ cao, như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Để tái cơ cấu đường sắt, VNR kiến nghị chính phủ, các bộ ngành sửa quy định liên quan, theo hướng giao toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cho tổng công ty (không tính thành vốn doanh nghiệp); giao các khu ga đường sắt cho VNR có tỉnh thành vốn doanh nghiệp để tổng công ty khai thác. VNR cũng kiến nghị các bộ ngành hướng dẫn, thống nhất áp dụng cách tính tiền thuê đất đường sắt, đi kèm các ưu đãi tiền thuê đất…

Hiện, VNR có vốn điều lệ 3.250 tỷ đồng, tổng tài sản trên 14.660 tỷ đồng; tổng công ty đang sử dụng hơn 22.000 lao động, thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng. VNR có 25 công ty con, 17 công ty liên kết. VNR được giao quản lý mạng đường sắt tổng chiều dài trên 3.143 km, đi qua 34 tỉnh, thành phố.

Theo Lê Hữu Việt


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...