Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD

Vốn là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán nhưng vợ chồng ông Tô Hải, bà Trương Nguyễn Thiên Kim lại đang được biết đến với việc xây dựng thành công một loạt thương hiệu F&B đình đám.

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim đang sở hữu hơn 22,8 triệu cổ phiếu VCI, tương đương 5,17% vốn. Nếu giao dịch thành công, lượng cổ phiếu VCI do bà nắm giữ sẽ giảm xuống còn hơn 9,6 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ 2,18%. Tạm tính theo thị giá đóng cửa của cổ phiếu VCI phiên 27/8, bà Kim có thể thu về khoảng 625 tỷ đồng nếu hoàn tất toàn bộ giao dịch trên.

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD- Ảnh 1.

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim mặc váy đỏ.

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim sinh ngày 28/11/1976 tại Đà Lạt. Bà hoàn thành chương trình thạc sĩ Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng tại Đại học Kinh tế TP. HCM vào năm 2005. Bà Thiên Kim đã bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng tại Đại học Kinh tế TP.HCM năm 1996. Giai đoạn năm 1996 - 2000, bà chuyển từ nhân viên nghiên cứu thị trường BDT sang kế toán công ty May Xuất Nhập khẩu Chợ Lớn. 

Mối lương duyên của bà Trương Nguyễn Thiên Kim với thị trường chứng khoán khởi nguồn từ năm 2000 với vị trí Chuyên viên kế toán kiêm Đại diện giao dịch CTCP Chứng khoán Bảo Việt. Đến năm 2003, bà Kim bắt đầu gắn bó với công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DASC). Vào tháng 2/2014, bà từng được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc DASC. Bà còn từng là Trưởng ban kiểm soát của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vào năm 2007. 

Ở thời điểm hiện tại, bà Thiên Kim là Thành viên HĐQT độc lập của CTCP Thương mại và Dịch vụ Bến Thành (BTT); Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP D1 Concepts; Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Café Katinat, Thành viên BKS CTCP Bến xe Miền Tây (mã: WCS); Thành viên HĐQT CTCP Sữa Quốc Tế (mã: IDP); Chủ tịch HĐQT CTCP Phê La.

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD- Ảnh 2.

Trước khi bán ra, vợ chồng ông Tô Hải đang nắm giữ lượng cổ phiếu VCI trị giá gần 5.800 tỷ đồng

NỮ DOANH NHÂN TRƯƠNG NGUYỄN THIÊN KIM - 'BÀ TRÙM' NGÀNH F&B TẠI VIỆT NAM

Ngoài việc được biết đến là một cổ đông lớn của Chứng khoán Vietcap và là vợ ông Tô Hải, bà Thiên Kim còn được biết đến như một người rất thành công với các chuỗi F&B đang nổi trong thời gian gần đây.

Số liệu từ đăng ký kinh doanh cho thấy vào thời điểm cuối năm 2020, nữ doanh nhân này nắm giữ 84% cổ phần của Katinat và sở hữu 51% cổ phần của Phê La vào cuối năm 2022.

Được biết, Phê La và Katinat là 2 trong số những chuỗi đồ uống nhận được sự quan tâm nhất hiện nay. Trong khi Phê La xuất phát điểm với cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội, thì Katinat lại chọn TP. HCM là nơi phát triển thị trường đầu tiên. Dẫu vậy, cả 2 chuỗi đều đã mở rộng trên toàn quốc, đặc biệt là 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM.

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD- Ảnh 3.

Số lượng cửa hàng Katinat và Phê La tại thời điểm cuối năm 2023.

F&B vốn là thị trường có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các thương hiệu lớn, lão làng và các tân binh đầy tiềm năng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cả Katinat và Phê La đều đã có chỗ đứng nhất định và độ phủ sóng không hề nhỏ trong thị trường. Tính đến tời điểm hiện tại, cả Phê La và Katinat đều không chỉ xuất hiện tại TP.HCM hay Hà Nội mà còn có ở Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng...

Tuy nhiên, mỗi thương hiệu đều theo đuổi một con đường riêng dù chung một chủ, Katinat thường có thiết kế ấn tượng và sở hữu vị trí đắc địa, nhìn ra các vòng xoay hoặc trục đường lớn đông đúc. Trong khi đó, Phê La là một thương hiệu F&B kinh doanh xuất phát từ việc lấy sản phẩm là cốt lõi với slogan "Chúng tôi bán Ô long đặc sản Đà Lạt".

Theo báo cáo của Vietdata, cả Katinat và Phê La có doanh thu hàng trăm tỷ đồng doanh thu và hàng chục tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2023. 

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD- Ảnh 4.

Bên cạnh hai thương hiệu này, bà Thiên Kim còn là Chủ tịch HĐQT D1 Concepts - doanh nghiệp sở hữu nhiều chuỗi F&B khác như nhà hàng San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae, chuỗi cà phê Cafeda... với quy mô gần 30 cửa hàng trên toàn quốc. 

ÔNG TÔ HẢI VÀ THÀNH CÔNG LỚN VỚI SỮA QUỐC TẾ LOF

Không chỉ riêng bà Thiên Kim, ông Tô Hải cũng rất "mát tay" khi đầu tư vào F&B. Ông Tô Hải không chỉ nổi tiếng là một nhà đầu tư, Chủ tịch của Chứng khoán Vietcap mà vị doanh nhân này hiện còn đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Quốc Tế (LOF). Hiện bà Thiên Kim cũng đang làm Thành viên HĐQT của LOF. 

Chứng khoán Vietcap đã đầu tư mua 15% vốn của LOF vào năm 2020 với giá vốn ban đầu chỉ khoảng 441 tỷ đồng. Tuy nhiên, với thị giá hiện tại của IDP trên UPCoM, lượng cổ phiếu mà Vietcap sở hữu đã có giá trị khoảng gần 2.400 tỷ đồng, tức Vietcap đã lãi khoảng 2.000 tỷ với khoản đầu tư này. 

Không chỉ có vậy, kể từ khi Vietcap đầu tư vào LOF, lợi nhuận của công ty sữa này cũng liên tục tăng trưởng và đạt đỉnh vào năm 2023. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2024, LOF đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số so với năm trước.

"Tôi kỳ vọng 5 năm tới doanh số lên gấp đôi và dài hạn là có thể đưa LOF vào danh sách công ty Việt đạt doanh thu tỷ USD" – Ông Bùi Hoàng Sang , Tổng giám đốc của LOF nói.

Cặp đôi nắm khối tài sản gần 6.000 tỷ đứng sau loạt chuỗi F&B đình đám D1 Concept, Phê La, Katinat, đưa Sữa quốc tế từ lỗ thành công ty 700 triệu USD- Ảnh 5.

Trọng Hiếu


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...