Dòng sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cường quốc số 1 thế giới chỉ ra 4 ngành nên đầu tư tại Việt Nam, trong đó có ngành vượt 6 tỷ USD

Việt Nam được ví là nền kinh tế “chú hổ” của Đông Nam Á, có nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Cường quốc số 1 thế giới chỉ ra 4 ngành nên đầu tư tại Việt Nam, trong đó có ngành vượt 6 tỷ USD- Ảnh 1.

Mới đây, Trung tâm Wilson (Mỹ) đã có bài viết về tiềm năng kinh tế Việt Nam và khả năng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.

Bên cạnh phân tích các yếu tố hiện có của nền kinh tế, bài viết cũng nêu rõ Các ngành công nghiệp chiến lược mà các nhà đầu tư, trong đó có Mỹ, nên lưu tâm khi đầu tư tại Việt Nam.

Chất bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ. Đến cuối năm 2024, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt giá trị hơn 6,16 tỷ USD. Hiện tại, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam chủ yếu giới hạn ở việc lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói các thành phần bán dẫn, tuy nhiên, ngành này đang tìm cách phát triển năng lực thiết kế và sản xuất trong nước.

Cường quốc số 1 thế giới chỉ ra 4 ngành nên đầu tư tại Việt Nam, trong đó có ngành vượt 6 tỷ USD- Ảnh 2.

Một số vấn đề hiện đang khiến Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Đầu tiên làk năng lượng.

Bài viết cho rằng miền Bắc Việt Nam đã từng chịu áp lực về điện, và vấn đề đang được khắc phục bằng một số giải pháp, như đưa vào vận hành đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Một vấn đề khác là thiếu lao động lành nghề. Để đáp ứng nhu cầu, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào việc tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành bán dẫn.

Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50.000 người vào năm 2030. Mối quan ngại về hạn chế lực lượng lao động của Việt Nam đã khiến Chính phủ Hoa Kỳ cam kết 2 triệu USD trong chuyến thăm của Tổng thống Biden vào tháng 9 năm ngoái để hỗ trợ các sáng kiến phát triển lực lượng lao động bán dẫn chung nhằm phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam.

Dược phẩm

Ngành dược phẩm của Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ nguồn lao động trong nước giá rẻ và nhu cầu trong nước thuận lợi do tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh.

Tuy nhiên, do thiếu năng lực nghiên cứu và đầu tư, sản xuất dược phẩm trong nước chủ yếu tập trung vào thuốc generic và thuốc khác. Đây là cơ hội cho các công ty nước ngoài hợp tác với các nhà sản xuất trong nước để sản xuất nhiều loại thuốc chuyên khoa hơn, mặc dù vẫn còn nhiều rào cản gia nhập.

Cường quốc số 1 thế giới chỉ ra 4 ngành nên đầu tư tại Việt Nam, trong đó có ngành vượt 6 tỷ USD- Ảnh 3.

Để tháo gỡ các hạn chế, Bộ Y tế đã soạn thảo sửa đổi luật dược để đề xuất các ưu đãi mới cho FDI.

Điều này bao gồm việc cấp nhiều quyền tương tự mà các công ty trong nước được hưởng cho các công ty nước ngoài.

Do đó, các công ty nước ngoài sẽ được phép tiến hành nghiên cứu, nhập khẩu nguyên liệu thô, tiến hành thử nghiệm lâm sàng và tham gia bán buôn thuốc cho các nhà bán lẻ cùng nhiều hoạt động khác.

Viễn thông

Đầu tư nước ngoài vào ngành viễn thông Việt Nam chỉ được phép thông qua liên doanh, quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu toàn bộ dung lượng truyền dẫn cáp quang ngầm dưới biển và bán dung lượng đó cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã ra tín hiệu về ý định mở cửa ngành viễn thông cho sự cạnh tranh của nước ngoài bằng cách đưa ra các điều khoản trong Luật Viễn thông có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2024.

Các điều khoản này cho phép các công ty nước ngoài sở hữu 100% trong các dịch vụ điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu và viễn thông Internet.

Các dự án cơ sở hạ tầng

Các dự án cơ sở hạ tầng rộng lớn của Việt Nam, bao gồm cơ sở hạ tầng cảng, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cường quốc số 1 thế giới chỉ ra 4 ngành nên đầu tư tại Việt Nam, trong đó có ngành vượt 6 tỷ USD- Ảnh 4.

Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ được quy hoạch như một phần của hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải là một ví dụ. Trung tâm logistics này sẽ được phát triển bởi Tập đoàn Gemadept của Việt Nam và đơn vị khai thác cảng SSA Marine có trụ sở tại Seattle (Mỹ).

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách định vị cảng Cái Mép như một trung tâm hậu cần lớn vì hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải là hệ thống cảng duy nhất trong cả nước có khả năng tiếp nhận tàu chở container trực tiếp đến Châu Âu và Bắc Mỹ mà không cần trung chuyển qua một quốc gia khác.

Việc phát triển các khu thương mại tự do và khu công nghiệp liền kề có tiềm năng mở ra nhiều cơ hội thương mại và đầu tư hơn.

Theo Dy Khoa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...