|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

Trong bối cảnh kinh tế đang chuyển động nhanh, các chuyên gia kinh tế cho rằng Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69) sửa đổi cần thể hiện được tư duy mới "không kiểm soát hành chính mà hỗ trợ phát triển", nhằm trao quyền tự chủ đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

Không để DNNN thua thiệt ngay trên “sân nhà”

Chờ mong tư duy mới trong Luật 69

Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và mục tiêu tăng trưởng với quyết tâm cao của Việt Nam, vai trò của DNNN càng trở nên quan trọng trong việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, dẫn dắt thị trường và thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư do các quy định pháp luật còn rườm rà, bất cập, đặc biệt là liên quan đến phạm vi đầu tư vốn, thẩm quyền quyết định dự án và thủ tục phê duyệt theo Luật 69.

Theo các chuyên gia kinh tế và phản ánh của các doanh nghiệp, hiện nay, DNNN còn loay hoay bởi thủ tục phức tạp, khiến họ mất đi tính linh hoạt, phải xin ý kiến, chờ thẩm định và phê duyệt trong nhiều tháng ngay cả với những khoản đầu tư từ nguồn vốn tích lũy của chính họ, dẫn đến chậm trễ trong nắm bắt cơ hội đầu tư, nhất là trong các ngành công nghiệp chiến lược và công nghệ cao.

Trong khi đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại không chịu những rào cản này, họ có toàn quyền quyết định đầu tư, miễn là tuân thủ luật pháp Việt Nam. Điều này vô hình chung khiến DNNN thua thiệt ngay trên “sân nhà”.

Nắm bắt những bất cập này, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội rà soát, hoàn thiện, đã có những điều chỉnh tháo gỡ phần nào khó khăn, bất cập trong quản lý DNNN.

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

Với quan điểm “DNNN là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế”, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý đã cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục, giúp giảm chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, các thủ tục quan trọng được cắt giảm như: phê duyệt chiến lược kinh doanh 5 năm; phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm; phê duyệt phương án huy động vốn lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính; ban hành Điều lệ doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ); phê duyệt báo cáo tài chính…

Tinh thần soạn thảo Luật được Quốc hội nhấn mạnh là hoàn thiện các quy định về quản lý đầu tư làm sao tách bạch chức năng quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, phải phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, nêu cao trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp, tạo ra sự bứt phá trong quản lý DNNN để phục vụ cho phát triển kinh tế.

Đặc biệt, dự thảo Luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, có giá trị tương ứng với dự án quan trọng quốc gia theo quy định pháp luật đầu tư công. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước dưới mức dự án quan trọng quốc gia và đầu tư từ các nguồn khác, Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự và thủ tục đầu tư.

Từ nội dung này, Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Điều 11 dự thảo Luật phù hợp với nguyên tắc "vốn nhà nước sau khi đã đầu tư tại doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp".

Thị trường không chờ đợi - Luật cần là công cụ hỗ trợ

Các chuyên gia cho rằng, quá trình sửa đổi Luật lần này cần đặt mục tiêu cao nhất là khơi thông nguồn lực, tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình cho DNNN, thay vì tiếp tục duy trì tư duy kiểm soát chặt chẽ mang tính hành chính.

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

TS. Võ Trí Thành: "Trong bối cảnh kinh tế thị trường, DNNN cần phải được hoạt động như một doanh nghiệp thực sự, được đảm bảo quyền kinh doanh và cạnh tranh".

Nhìn nhận dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh tinh thần, nguyên tắc sửa Luật lần này nhằm tách quyền quản lý nhà nước và quyền sở hữu vốn, gắn với việc Nhà nước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, quản lý dõi theo dòng vốn, không quản lý hoạt động doanh nghiệp như một pháp nhân. Cùng với đó, dự thảo Luật làm rõ chức năng, phân cấp, phân quyền liên quan đến vốn nhà nước và tạo tính tự chủ, linh hoạt, chủ động cho DNNN.

Theo TS. Thành, mục đích đầu tư vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp then chốt không chỉ nhằm tạo ra lợi nhuận mà còn nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Lần sửa luật này hướng đến giúp DNNN được hoạt động tự chủ, linh hoạt như các doanh nghiệp khác trên thị trường, phát huy tối đa các chức năng, nhiệm vụ hiện có. Tuy nhiên, sự tự chủ đó cũng cần điều tiết một cách cân bằng.

Do đó, TS. Võ Trí Thành gợi mở 3 cách phối hợp chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm đối với nhóm doanh nghiệp then chốt: Một là, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định từ trên xuống; Hai là, doanh nghiệp tự nhận thấy lĩnh vực/vấn đề nào hay, có lợi ích cho đất nước, nên đề xuất, báo cáo Thủ tướng phê duyệt; Ba là, doanh nghiệp chủ động thực hiện đầu tư theo đúng chiến lược, quy hoạch lập ra cho doanh nghiệp; với cách này, ông Thành cho rằng cần có cơ chế bù đắp tổn thất, rủi ro cho doanh nghiệp và có giám sát của Chính phủ, tạo sự tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, chủ động cao nhất.

“Trong bối cảnh kinh tế thị trường, DNNN cần phải được hoạt động như một doanh nghiệp thực sự, được đảm bảo quyền kinh doanh và cạnh tranh. Thị trường, cơ hội không chờ đợi ai, do đó cần đẩy nhanh quá trình sửa Luật, tạo cơ chế thông thoáng, tăng quyền tự chủ, tự quyết và sáng tạo để DNNN phát huy tối đa vai trò, nhất là nhóm doanh nghiệp then chốt”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: "Muốn tạo ra sự đột phát trong Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có lẽ cần xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với DNNN".

Về nội dung này, Luật sư Nguyễn Tiến Lập - Thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng cho rằng, Nhà nước có thể sáng tạo các cơ chế và mô hình quản trị đặc thù đối với DNNN. Trên thế giới, ít nhất có hai mô hình thành công, đó là Công ty đầu tư tài sản công Temasek của Singapore và Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia.

Các DNNN này thực sự rất mạnh và kinh doanh hiệu quả trên thương trường toàn cầu bởi họ đã đi theo hướng chỉ còn duy trì yếu tố “chủ sở hữu” là nhà nước, mà bỏ đi cái gọi là “quản lý nhà nước”. Bởi chủ sở hữu về đầu tư vốn thì chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận, còn “quản lý nhà nước” thì phải thực thi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, dù thuộc sở hữu công hay tư.

Từ kinh nghiệm này, luật sư Lập đề xuất: “Muốn tạo ra sự đột phá trong Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có lẽ cần xem xét bỏ phạm trù “quản lý nhà nước” đối với DNNN, vẫn luôn có nội hàm rắc rối, phức tạp và thiếu rành mạch nhất, nên trên thực tế đã tạo nhiều khe hở cho sự lạm dụng để tiêu cực phát sinh cũng như cản trở quyền tự chủ kinh doanh tự nhiên của doanh nghiệp”.

Trao quyền chủ động đầu tư cho DNNN: Chậm một bước, lỡ cơ hội

TS. Nguyễn Đình Cung: "Trong doanh nghiệp, chỉ có vốn doanh nghiệp mà không có vốn nhà nước tại doanh nghiệp".

Để không chậm trễ và ảnh hưởng đến năng lực đổi mới, sáng tạo của DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định: “Tâm thế của người soạn thảo Luật nên chuyển từ tư duy kiểm soát sang tư duy hỗ trợ. Luật phải đóng vai trò là công cụ phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy đầu tư công, chuyển đổi năng lượng và phát triển hạ tầng chiến lược".

Theo vị chuyên gia này, quy định hiện hành đang làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của doanh nghiệp và tài sản nhà nước. Trong doanh nghiệp, chỉ có vốn doanh nghiệp mà không có vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

TS. Cung cũng nhấn mạnh vai trò then chốt của DNNN trong các lĩnh vực mà khu vực tư nhân hoặc FDI ít tham gia, như năng lượng, quốc phòng - an ninh, hạ tầng lớn... Do đó, việc gỡ bỏ các rào cản pháp lý và thủ tục cho các DNNN trong lĩnh vực này là một yêu cầu cấp bách đối với khát vọng tăng trưởng của đất nước.

Phương Thảo


Tác giả: Chờ mong tư duy mới trong Luật 69
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết