|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủy điện đang định hình địa chính trị và nguồn năng lượng trong khu vực Nam Á

Ấn Độ và Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư thủy điện vào các nước láng giềng, đặc biệt là Nam Á. Với các dự án mới nổi này cho thấy: Vai trò nguồn nước và tầm quan trọng của thủy điện. Bài viết dưới đây đăng trên Tạp chí Công nghệ Điện tương lai của Anh (FPT) được Tạp chí Năng lượng Việt Nam cập nhật để chúng ta cùng tham khảo.

Thủy điện đang định hình địa chính trị và nguồn năng lượng trong khu vực  Nam Á | Tạp chí Năng lượng Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2023, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đã công bố một thỏa thuận thương mại năng lượng thủy điện ba bên (thỏa thuận đầu tiên thuộc loại này trong khu vực). Theo thương thảo, Nepal sẽ cung cấp 500 MW từ nguồn thủy điện cho Bangladesh bằng đường truyền tải điện cao thế của Ấn Độ. Đổi lại, Ấn Độ muốn Bangladesh cấp phép cho họ lắp đặt các đường dây truyền tải mới kết nối các quốc gia phía Đông Bắc. Động thái này hứa hẹn sẽ thúc đẩy thương mại điện năng xuyên biên giới ở Nam Á.

Ấn Độ vận hành cơ sở hạ tầng lưới điện đơn lớn nhất thế giới và quốc gia này có các thỏa thuận chia sẻ năng lượng song phương với Bangladesh và Nepal. Bangladesh hiện nhập khẩu 1,16 GW điện từ Ấn Độ mỗi năm. Ngoài ra, khi đầu tư của Ấn Độ vào các dự án thủy điện của Nepal, quốc gia này đã trở thành nước xuất khẩu ròng điện, cung cấp 452 MW hàng năm cho Ấn Độ.

Lợi ích năng lượng của Ấn Độ đối với các nước láng giềng không chỉ là động lực thúc đẩy năng lượng tái tạo và tăng trưởng chung, mà còn là một hành động ngoại giao chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đồng ý tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo trị giá 500 triệu USD (3,57 tỷ NDT) theo thỏa thuận hợp tác công tư với Chính phủ Bangladesh.

Tương tự, ở Nepal, dự án Thủy điện Thượng Tamakoshi (Upper Tamakoshi Hydroelectric Project - UTHP), hay UTHP do một công ty Trung Quốc đầu tư đóng góp 1% vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, đã được đưa vào vận hành.

Ấn Độ và Trung Quốc cùng cạnh tranh phát triển thủy điện ở Nepal:

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): Nepal có tiềm năng phát triển tạo ra 42 GW thủy điện. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã đầu tư hàng tỷ USD vào các công trình thủy điện con đập ở Nepal trong thập kỷ qua. Năm 2014, Ấn Độ và Nepal đã ký một thỏa thuận xuất khẩu điện kéo dài đến năm 2018, khi Ấn Độ thay đổi chính sách và tuyên bố rằng: Không thể mua điện được sản xuất từ ​​đầu tư của các quốc gia mà họ không có “thỏa thuận song phương về hợp tác ngành điện”. Nói cách khác, Ấn Độ sẽ không mua điện từ Nepal, nếu nó có liên quan đến đầu tư, hoặc sự tham gia của Trung Quốc (cả về thiết bị, lẫn công nhân).

Kể từ khi thay đổi chính sách này, Nepal đã trao 4 hợp đồng đầu tư thủy điện cho các công ty Ấn Độ - hai trong số đó ban đầu được trao cho các công ty Trung Quốc và thu hồi hợp đồng đối với 6 công ty thủy điện Trung Quốc. Trong khi vận động bầu cử địa phương vào năm 2022, Sher Bahadur Deuba - cựu Thủ tướng Nepal và Chủ tịch Ban đầu tư của Nepal nói với giới truyền thông: “Ấn Độ sẽ không mua điện từ dự án thủy điện Tây Seti nếu nó được xây dựng bởi Trung Quốc. Các công ty, vì vậy tôi sẽ trao nó cho Ấn Độ”.

Hiện Nepal có 2,7 GW điện từ thủy điện, trong đó nhu cầu nội địa của nước này là 1,7 GW. Trong khi thặng dư là để xuất khẩu, nhưng nếu Ấn Độ không mua thì sẽ lãng phí. Vào năm 2022, Nepal dư thừa 500 MW mỗi ngày, trị giá 90 triệu USD (12 tỷ USD), nhưng không thể bán được. Uttam Kumar Sinha - thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New York cho biết: Sự bá quyền của Ấn Độ đối với tài nguyên nước của Nepal là một trường hợp “chính trị thẳng thắn khiến Nepal rơi vào mối quan hệ thủy điện một chiều với Delhi”.

“Có những thách thức lớn trong việc lắp đặt các dự án thủy điện về chi phí, rủi ro, thiệt hại sinh thái và những lo lắng của người dân địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của Ấn Độ rất lớn và nước này sẽ phải đánh giá cẩn thận từng dự án thủy điện, cũng như kết quả chi phí và lợi ích của nó. Họ không đủ khả năng để thực hiện các dự án voi trắng” - Uttam Kumar Sinha - Tạp chí FPT nói.

Trung Quốc lên kế hoạch xây đập lớn mới:

Sự cạnh tranh về thủy điện giữa Ấn Độ và Trung Quốc tập trung vào việc kiểm soát, quản lý và sử dụng nước từ các con sông xuyên biên giới, đặc biệt là các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (như Brahmaputra và Indus). Là các quốc gia ở hạ lưu, Nepal, Bangladesh và Bhutan dựa vào dòng chảy của những con sông này để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, năng lượng và thực phẩm. Bất kỳ sự thay đổi nào về dòng chảy do các hoạt động ở thượng nguồn (chẳng hạn như xây dựng các công trình đập để sản xuất thủy điện) đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và nền kinh tế của các quốc gia này.

Nepal và Bhutan mặc dù có diện tích nhỏ hơn, nhưng lại có tiềm năng thủy điện đáng kể. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn nước để phát triển kinh tế của họ bị ảnh hưởng bởi Ấn Độ và Trung Quốc, vì những nước láng giềng lớn hơn này có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài nguyên nước được chia sẻ bởi tất cả các bên.

Vào năm 2020, lần đầu tiên xuất hiện các báo cáo rằng: Trung Quốc sẽ xây dựng một công trình thủy điện con đập lớn trên sông Brahmaputra để tạo ra 300 tỷ kWh/năm. Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Khu tự trị Tây Tạng, sau đó chảy vào Ấn Độ trước khi hình thành vùng đồng bằng ở Bangladesh.

Vào tháng 7 năm 2023, có thông tin cho rằng: Việc xây dựng con đập lớn đã bắt đầu. Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc tuyên bố: “Không có sự tương tự nào trong lịch sử… nó [tức dự án] sẽ là một cơ hội lịch sử cho ngành thủy điện Trung Quốc”.

Đồng thời, xuất hiện những lời bình luận đến từ các nhóm môi trường ở Ấn Độ, họ lo ngại rằng: Nếu không có bất kỳ thỏa thuận song phương, hoặc chính thức nào giữa Ấn Độ và Trung Quốc, những dự án như vậy trong hệ sinh thái nhạy cảm của dãy Himalaya sẽ là một thảm họa đang chờ đợi.

Vai trò Ấn Độ và Trung Quốc đối với thủy điện ở Nam Á:

Các quyết định của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia thượng nguồn có thể gây ra những hậu quả trực tiếp (chẳng hạn như đối với lượng nước có sẵn ở hạ nguồn). Bangladesh thường xuyên đưa ra cảnh báo về việc nước này có thể trở nên cằn cỗi nếu các quốc gia ở thượng nguồn tiếp tục đơn phương kiểm soát các nguồn tài nguyên nước chung. Tuy nhiên, Trung Quốc lại từ chối ký một chính sách sông xuyên biên giới độc lập. Ấn Độ có cùng quan điểm với Trung Quốc về vấn đề này, thiết lập mối quan hệ bá quyền tương tự với các nước láng giềng ở hạ nguồn.

Trong khi hai nước bảo vệ các dự án của mình như một phần trong kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế và năng lực tái tạo, hoạt động ngoại giao về tài nguyên nước thường coi nhẹ tầm quan trọng về văn hóa, xã hội và môi trường của nước đối với các cộng đồng ở hạ nguồn. Có nguy cơ phải di dời hàng loạt cư dân thuộc khu vực đối với những người có văn hóa, truyền thống và sinh kế gắn liền với rừng và sông ngòi.

Vào tháng 2 năm nay, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt xây dựng dự án thủy điện lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia trên tỷ dân này qua sông Dibang (một nhánh của sông Brahmaputra) ở Arunachal Pradesh. Con đập đa năng, sẽ được xây dựng ở phía Ấn Độ của biên giới tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc, dự kiến sẽ làm ngập 11.624 ha đất rừng và đe dọa động vật hoang dã.

Đi đầu trong việc phản đối con đập này là các thành viên của bộ tộc Idu Mishmi ở Arunachal - những người mà núi và sông tạo thành một hệ thống tín ngưỡng và bản sắc độc đáo. Các con đập cũng được biết là làm gián đoạn nhịp sống tự nhiên của các dòng sông, ngăn chặn cá di cư chuyển giữa nơi kiếm ăn, sinh sản, làm gián đoạn vòng đời và hạn chế khả năng sinh sản của chúng. Đối với nông dân và nghề cá ở hạ lưu ở Ấn Độ và Bangladesh, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, cũng như chu kỳ trồng trọt do thiếu nước.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu việc theo đuổi năng lượng tái tạo của Ấn Độ và Trung Quốc, cùng với tham vọng kiểm soát tài nguyên ở Nam Á, có khiến các quốc gia khác và sinh kế của người dân của họ phải trả giá hay không? “Việc quản lý tài nguyên nước chung ở Nam Á có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị, nhân khẩu học, kinh tế và động lực văn hóa, xã hội. Ý tưởng về quan hệ sử dụng nước song phương bắt nguồn từ việc chia sẻ công bằng tài nguyên nước, tuy nhiên, trên thực tế phần lớn đây là cách tiếp cận từ trên xuống dưới và không có quan điểm của cộng đồng địa phương, hoặc lưu vực sông rộng lớn. Vì vậy, cần có một hướng đi mới trong quản lý nước xuyên biên giới, cho dù là nước lớn, hay nước nhỏ” - Uttam Kumar Sinha nói trước báo giới./.

BBT TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Link tham khảo:

https://power.nridigital.com/future_power_technology_magazine_dec23/hydropower-geopolitics-south-asia


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết