|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 (Chỉ thị 33) của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý, giảm thiểu chất thải nhựa, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND (kế hoạch số 42) ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị 33 và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để chính sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, Quảng Ninh đã triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thực hiện Kế hoạch số 42 qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về phòng, chống rác thải nhựa.

Ông Nguyễn Như Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh đã lồng ghép tuyên tuyên truyền, quán triệt thực hiện Kế hoạch số 42, nội dung phòng, chống rác thải nhựa đại dương tại các hội nghị, cuộc họp sinh hoạt Đảng (định kỳ và chuyên đề) tuyên truyền, quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; đảm bảo 100% các tổ chức Đảng, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội được tuyên truyền, quán triệt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống rác thải nhựa.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống rác thải nhựa trong thực hiện các chương trình, hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, gắn với phong trào thi đua tại cấp cơ sở.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?
 

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Theo ông Nguyễn Như Hạnh, tại khu vực đô thị, tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ước đạt 93,7%, trong đó, chất thải nhựa chiếm khoảng 13,5% tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.

Còn tại khu vực nông thôn, chất thải nhựa phát sinh khoảng 441,94 tấn/tháng tương đương 5.303,28 tấn/năm, khối lượng chất thải nhựa được thu gon, tái sử dụng, tái chế khoảng 326,89 tấn/tháng (tương đương 3.922,68 tấn/năm), đạt tỷ lệ 73,97%.

Công tác thu gom, phân loại, tái chế chất thải nhựa được triển khai tại 100% các xã trên địa bàn tỉnh. Hiện có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 56/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 28/98 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đã hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định.

Đặc biệt, chất thải nhựa phát sinh trong sinh hoạt, du lịch, dịch vụ được thu gom, vận chuyển, xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt tại 19 cơ sở xử lý bằng phương pháp đốt và compost; 01 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt thô sơ, kết hợp đốt thủ công tại thôn Cống To, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên; 03 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt liên vùng, liên huyện.

Cũng theo ông Hạnh, hiện Quảng Ninh đang đầu tư 01 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên và Trung tâm xử lý chất thải rắn tại xã Vũ Oai, xã Hòa Bình, thành phố Hạ Long nhằm tăng cường năng lực xử lý chất thải, đảm bảo môi trường sống của người dân, xây dựng một Quảng Ninh xanh về cảnh quan, sạch về môi trường.

 

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Đối với chất thải nhựa trong nông nghiệp, tính đến nay Quảng Ninh đã xây dựng được 4.668 bể chứa bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng cùng với 08 khu lưu chứa, ngoài ra địa phương cũng đã thu gom và xử lý tiêu hủy 8.242 kg bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng và hóa chất Bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam…

Bên cạnh đó, Quảng Ninh đã hợp tác, triển khai 01 dự án “Giảm thiểu ô nhiễm” thuộc sáng kiến “Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển môi trường Sức khỏe (CHERAD) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng nguồn vốn tài trợ của USAID thông qua tổ chức Winrock International thực hiện tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển; Hoàn thành 01 dự án Mô hình cộng đồng quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhựa vùng ven biển vịnh Hạ Long do Hội Nông dân thực hiện sử dụng 1 phần kinh phí hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu tại Việt Nam.

Chỉ tính riêng năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận các đề xuất đăng ký nghiên cứu khoa học về chất thải nhựa. Qua đó đã thúc đẩy sản xuất sản phẩm thay thế, tái chế, tái sử dụng. Đến nay đã có 19 đơn vị sản xuất, cung ứng phao nhựa HDPE được công bố hợp quy, trong đó có 13 cơ sở đã cung ứng sản phẩm ra thị trường với công suất 20.000 quả/tháng, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi của các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

 

Còn nữa

 

Thu Hường

Đồ họa: Hồng Thịnh

Thu Hường - Hồng Thịnh

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết